Mộ huyệt là các huyệt nằm trên vùng ngực, bụng, có tác dụng chẩn đoán và điều trị tạng phủ, đường kinh bị bệnh.
Mộ Huyệt Là Gì?
- Mộ còn được gọi là Mạc nghĩa là báo nguy, vì vậy, nhiều tác giả dịch là huyệt Báo Nguy, Huyệt Chẩn Đoán.
- Khí của tạng phủ tụ lại một huyệt ở ngực, bụng.
- Mộ huyệt có đặc tính chữa bệnh âm dương suy vượng của tạng phủ, kinh lạc có liên quan tới nó.
- Khi tạng phủ có bệnh, thường xuất hiện những phản ứng bất thường. (có thể ấn đau, thay đổi mầu sắc, cường độ (cứng hoặc mềm hơn...).
- Sử dụng những phản ứng bất thường của huyệt mộ để chẩn đoán đường kinh, tạng phủ bị bệnh.
Bảng Huyệt vị của huyệt mộ
Tên Huyệt | Tên Tạng Phủ |
Trung Phủ | Phế |
Thiên xu | Đại trường |
Trung quản | Vị |
Chương môn | Tỳ |
Cự khuyết | Tâm |
Quan nguyên | Tiểu trường |
Trung cực | Bàng quang |
Kinh môn | Thận |
Đản trung | Tam bào |
Âm giao, Thạch môn | Tam tiêu |
Triếp cân, Nhật huyệt | Đởm |
Kỳ môn | Can |
>>> Xem thêm: Lục Tổng Huyệt
>>> xem thêm: Bối du huyệt
>>> xem thêm: Huyệt Khích
>>> xem thêm: Ngũ du huyệt
Vị trí, tác dụng của các Mộ Huyệt
- Trung Phủ:
+ Vị trí: Dưới cuối ngoài xương đòn gánh cách khoảng 1 thốn, hoặc giữa xương sườn 1 và 2, cách đường giữa ngực 6 thốn, hoặc lấy ở dưới huyệt Vân môn 1,6 tấc, từ giữa ngực đi ra hai bên đều 6 tấc, trong chỗ lõm sờ thấy mạch đập ( Đại thành ).
+ Tác dụng: Trị ho, hen suyễn, viêm sưng họng, ngực đau, đau bả vai, đau lưng, viêm phế quản, viêm phế quản, lao phổi.
- Thiên xu:
+ Vị trí: Từ rốn đo ngang ra 2 bên mỗi bên cách lỗ rốn 2 thốn.
+Tác dụng: Trị trường vị viêm cấp và mạn tính, cơ bụng liệt, ký sinh trùng đường ruột, ruột thừa viêm, ruột tắc, tiêu chảy, kiết lỵ và táo bón.
- Trung quản:
+ Vị trí: nằm trên đường giữa bụng, từ lỗ rốn đo thẳng lên 4 thốn.
+ Tác dụng: Trị dạ dày đau, ợ chua, nôn mửa, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, kiết lỵ, tiêu chảy, huyết áp cao và suy nhược thần kinh.
- Chương môn:
+ Vị trí: Ở phần đầu xương sườn tự do thứ 11.
+ Tác dụng: Trị vùng hông sườn đau, tiêu hóa kém, tiêu chảy, gan viêm và lách viêm.
- Cự khuyết:
+ Vị trí: ở dưới huyệt cưu vĩ 1 tấc, lấy điểm nối 6/8 phía dưới với 2/8 phía trên của đoạn rốn, là nơi gặp nhau của 2 bờ sườn.
+ Tác dụng: Cải thiện buồn nôn, đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực, hồi hộp, ngất xỉu, trầm cảm, lo âu, đãng trí, hay quên, điên cuồng, tim đập mạnh, kinh giật.
Chú ý: Kết hợp với các huyệt Tâm du, Thông lý, Khích môn Để chữa đau thắt ngực, vùng tim.
- Quan nguyên:
+ Vị trí: trên đường dọc giữa bụng, nằm dưới rốn khoảng 3 thốn (hoặc từ bờ trên xương mu đo lên 2 thốn).
+ Tác dụng: trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu gắt, di mộng tinh, liệt dượng, cấp cứu chứng thoát trong trúng phong.
- Trung cực:
+ Vị trí: trên đường dọc giữa bụng, nằm dưới rốn khoảng 4 thốn (hoặc từ bờ trên xương mu đo lên 1 thốn).
+ Tác dụng: trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu gắt, di mộng tinh, liệt dượng, phù thủng.
- Kinh môn:
+ Vị trí: Huyệt nằm trên đường thẳng ngang qua đầu ngực và trong khoảng gian sườn (của sườn) thứ 6 – 7.
+ Tác dụng: Trị màng ngực viêm, gan viêm, ngực đau và thần kinh liên sườn đau
- Đản trung (chiên trung):
+ Vị trí: Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú (đàn ông) hoặc là ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (đàn bà).
+ Tác dụng: Trị ngực đau, hen suyễn, khó thở, nấc, sữa ít, đau thần kinh liên sườn, ho, hen, hồi hộp, đau vùng trước tim, nấc.
- Âm giao (Yìn jiao) - CV7:
+ Vị trí: ở dưới rốn 1 tấc, lấy ở điểm nối 1/5 trên và 4/5 dưới của đoạn rốn- bờ trên xương mu.
+ Tác dụng: Đau bụng quanh rốn,bệnh của hệ sinh dục ngoài và bệnh về kinh nguyệt.
- Thạch môn:
+ Vị trí: nằm ở dưới rốn, từ giữa rốn đo thẳng xuống 2 thốn (hoặc huyệt ở trên điểm nối tỷ lệ 2/5 trên và 3/5 dưới của đoạn rốn và bờ trên xương mu).
+ Tác dụng: Kinh nguyệt quá nhiều, băng huyết, rong huyết, bế kinh, đau bụng, bí đái, đái dầm, cao huyết áp, đau quặn bụng dưới, ỉa chảy, đái đục, đái khó, ăn không tiêu, phù thũng.
- Triếp (trấp) cân:
+ Vị trí: Dưới nách 3 thốn, đo ra phía trước 1 thốn (Giáp ất, Đồng nhân), (hoặc trước huyệt Uyên dịch 1 thốn, ngang giữa xương sườn thứ 5).
+ Tác dụng: Viêm màng ngực, suyễn, nôn mửa, nuốt chua.
- Nhật huyệt ( Rìyuè - Je Iue) - ( G 24):
+ Vị trí: nằm ở dưới huyệt Kỳ môn 1,5 tấc (Giáp ất)
+ Tác dụng: Đau cạnh sườn, đau vùng gan mật, nôn.
- Kỳ môn:
+ Vị trí: Ngang vùng bụng và huyệt ở bờ dưới đầu xương sườn tự do thứ 12.
+ Tác dụng: Trị thần kinh liên sườn đau, bụng đầy, vùng bụng đau và Thận viêm.
Thực hiện bài viết: https://www.hovietcan.com/
0 Nhận xét