Huyệt Khích: Gồm 12 Huyệt, Nằm Sâu Trong Khe Xương

Theo y học cổ truyền Khích huyệt là các huyệt khí tụ lại nằm sâu trong khe xương, điều trị các bệnh cấp tính (gồm 12 huyệt).

Huyệt Khích

Bảng Huyệt Khích

Đường Kinh

Huyệt Khích

Phế

Khổng Tối 

Đại Trường

Thiên Lịch 

Vị

Lương Khâu 

Tỳ

Địa Cơ 

Tâm

Âm Khích 

Tiểu Trường

Dưỡng Lão 

Bàng Quang

Kim Môn 

Thận

Thủy Tuyền 

Tâm Bào

Khích Môn

Tam Tiêu

Hội Tông 

Đởm

Ngoại Khâu 

Can

Trung Đô 

>>> Xem thêm: Lục Tổng Huyệt

>>> xem thêm: Bối du huyệt

>>> xem thêm: Mộ Huyệt

>>> xem thêm: Ngũ du huyệt

Vị trí và tác dụng của khích huyệt

- Huyệt khổng tối:

+ Vị trí: Từ lằn chỉ cổ tay (huyệt Thái uyên) đo lên 7 thốn, trên đường từ Thái uyên đến Xích trạch.

+ Tác dụng: Chữa ho hen, ho ra máu ,viêm họng, mất tiếng, đau do viêm quanh khớp vai, đau cánh tay, không co duỗi được cánh tay.

- Huyệt thiên lịch:

+ Vị trí: nằm trên đường nối huyệt dương khê và khúc trì, cách huyệt dương khê 3 thốn.

+ Tác dụng: trị trong đau cẳng tay và cánh tay, viêm amidan, liệt mặt, chảy máu cam , hầu họng sưng đau, cổ tay đau.

- Huyệt lương khâu:

+ Vị trí: Ở trên gối 2 tấc, giữa hai đường gân, hoặc ngồi ngay, co đầu gối vuông góc, tính từ giữa bờ trên xương bánh chè lên 2 tấc, rồi từ đó ra ngoài 1 tấc, khi duỗi thẳng chân ra thì ở đó có một chỗ lõm.

+ Tác dụng: Đau đầu gối, đau khớp gối, cơn đau dạ dày, vú sưng đau, sôi bụng, tắc tia sữa, viêm tuyến vú.

- Huyệt Địa Cơ:

Vị trí: Ở dưới đầu gối 5 tấc, lấy ở sát bờ sau - trong xương chày, dưới huyệt Âm lăng tuyền 3 tấc.

Tác dụng: Tức bụng, căng tức sườn, không muốn ăn, đau lưng, đái khó, di mộng tinh, trưng hà, kinh nguyệt không đều.

- Huyệt Âm Khích:

+ Vị trí: Ở đường mạch sau cổ tay 5 phân, mặt trước trong cẳng tay, trên nếp gấp cổ tay 0, 5 thốn, ở trong khe gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung nông các ngón tay.

+ Tác dụng: Ngực đầy tức, đau vùng tim, tim đập mạnh, hồi hộp, ra mồ hôi trộm, chảy máu mũi, nôn ra máu.

- Huyệt Dưỡng Lão:

+ Vị trí: Ở chỗ lõm trên mắt cá tay sau cổ tay 1 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy)

+ Tác dụng: Sưng đau phía sau trong cẳng tay, đau nhức cánh tay và vai, tê liệt chi trên, mắt mờ.

- Huyệt Kim Môn: 

+ Vị trí: Ở dưới mắt cá ngoài chân, sau huyệt Khâu khư trước huyệt Thân mạch.

+ Tác dụng: Đau sưng mắt cá ngoài, đau tê chi dưới, động kinh, trẻ em kinh phong, chuột rút.

- Huyệt Thủy Tuyền: 

+ Vị trí: nằm dưới huyệt Thái khê cách 1 thốn, ở phía dưới mắt cá trong. Chính xác là ở bờ sau của gân dài của ngón cái và gân gót chân, nằm trong rãnh giữa xương gót chân.

+ Tác dụng: kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, và rắt tiểu (theo kinh). Bên cạnh đó, việc kết hợp huyệt Thủy Tuyền với Chiếu Hải có thể giúp giảm đau ở vùng dưới tim.

- Huyệt Khích Môn:

+ Vị trí: Ở sau bàn tay, từ cổ tay đi lên 5 tấc. Lấy ở trong khe 2 cơ gan tay lớn và gan tay bé, trên khớp cổ tay 5 tấc (gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào trong cho nổi rõ khe cơ).

+ Tác dụng: Đau vùng trước tim có nôn mữa, tim đập hồi hộp, ngũ tâm phiền nhiệt, tinh thần uể oải.

- Huyệt Hội Tông :

+ Vị trí: Ở sau cổ tay 3 tấc, cách chỗ lõm 1 tấc. Lấy ở sát bờ ngoài xương trụ, mặt sau cẳng tay, trên huyệt Dương trì 3 tấc, cách Ngoại quan 1 khoát ngón tay về phía ngón út.

+ Tác dụng: Điếc tai, động kinh.

- Huyệt Ngoại Khâu:

+ Vị trí: Ở trên mắt cá ngoài chân 7 tấc. Lấy ở trên mắt cá ngoài chân 7 tấc, sau bờ sau xương mác trong khe cơ mác bên dài và cơ dép.

+ Tác dụng: Đau cẳng chân, Đau tức ngực, đau túi mật, Điên.

- Huyệt Trung Đô:

+ Vị trí: Ở trên mắt cá trong chân 7 tấc giữa xương ống chân. Xác định mặt trong xương chày, lấy huyệt ở khoảng 1/3 sau của mặt trong xương và trên mắt cá trong chân 7 tấc.

+ Tác dụng: Đau bụng dưới, sưng tinh hoàn, băng huyết, viêm bàng quang cấp, đái khó, đái buốt.

Thực hiện bài viết: https://www.hovietcan.com/

Đăng nhận xét

0 Nhận xét