Nguyên huyệt có quan hệ mật thiết với tam tiêu, Là huyệt tập trung khí huyệt nhiều nhất của mỗi đường kinh. (12 đường kinh có 12 nguyên huyệt).
Dương-Huyền-Tháo khi chú giải Nan thứ 62 cho rằng các huyệt chủa phủ cũng có ngũ du để ứng với ngũ hành nhưng nhấn mạnh: “ Duy chỉ có huyệt Nguyên là huyệt duy nhất tự mình không ứng với ngũ hành (vì vậy được gọi là huyệt Nguyên)”.
Sách ‘Nan Kinh Đồ Chú’ viết: “Các huyệt Du của 12 kinh là nơi mà Tam tiêu hành khí lưu chuyển, gọi nơi hành khí của kinh Tam tiêu là Nguyên”.
Bảng Huyệt Nguyên
Đường Kinh | Huyệt Khích |
Phế | Thái Uyên |
Đại Trường | Hợp Cốc |
Vị | Xung Dương |
Tỳ | Thái Bạch |
Tâm | Thần Môn |
Tiểu Trường | Uyển Cốt |
Bàng Quang | Kinh Cốt |
Thận | Thái Khê |
Tâm Bào | Đại Lăng |
Tam Tiêu | Dương Trì |
Đởm | Khâu Như |
Can | Thái Xung |
>>> Xem thêm: Lục Tổng Huyệt
>>> xem thêm: Bối du huyệt
>>> xem thêm: Mộ Huyệt
>>> xem thêm: Huyệt Khích
Phối hợp sử dụng giữa nguyên và lạc huyệt: còn gọi là phương pháp phối huyệt chủ và khách hay phương pháp phối hợp biểu và lý.
Vị Trí Và Tác Dụng Của Huyệt Nguyên
- Thái Uyên
+ Vị trí:
Nguyên nguyệt của kinh phế, du thổ huyệt, hội huyệt của mạch.
Huyệt Thái uyên Còn được biết đến với các tên gọi như huyệt Quỷ Tâm, Quỷ Thiên, Thái Thiên, Thái Tuyền. Trên nếp gấp trước cổ tay, ở bờ ngoài động mạch quay.
+ Tác dụng: Trị hen suyễn, bệnh viêm phế quản hoặc viêm họng, giảm đau nhức ở vai, sưng đau cổ tay cổ, đau bờ ngoài mặt trước cánh tay, đau ngực, giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng thần kinh.
- Hợp Cốc
+ Vị trí: Huyệt thứ 4 thuộc Đại trường kinh ( LI 4). Ở chỗ lõm giữa xương ngón tay cái và ngón trỏ, hoặc từ điểm giữa xương bàn tay 2 đo ra phía ngoài một khoát ngón tay.
+ Tác dụng: Đau tê bàn tay, ngón tay, đau dọc bờ ngoài cẳng tay, đau cánh tay, đau vai, đau họng, đau răng, sưng mặt, liệt mặt, chảy máu mũi, ù tai, đau mắt, trúng phong, sốt cao không ra mồ hôi, nhức đầu, bế kinh, nhiều mồ hôi, làm co tử cung.
- Xung Dương
+ Vị trí: Ở đầu ngón chân lên 5 tấc, sau Hãm cốc 2 tấc, có động mạch đập (Đại thành). Sau Hãm cốc 3 tấc (Giáp ất).
+ Tác dụng:
Huyệt Xung Dương còn có tên gọi khác như huyệt Hội Dõng, Hội Dũng, Hội Cốt, Phu Dương, Hội Nguyên.
Trị liệt chi dưới, giảm đau vùng mu bàn chân, trị chứng đau răng, viêm lợi, sốt rét, nhập gân cơ, miệng méo, bán thân bất toại, xung huyết.
- Thái Bạch
+ Vị trí:
Huyệt thứ 3 thuộc Tỳ kinh ( Sp 3). Ở chỗ lõm dưới xương mé trong bàn chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy).
Lấy ở trên đường tiếp giáp da gan chân với da mu chân ở bờ trong bàn chân, ngang chỗ tiếp nối với thân của đầu trước, xương bàn chân 1.
+ Tác dụng: Đau, sưng bàn chân, đầy bụng, đau bụng, ăn không tiêu, nôn, kiết lỵ, táo bón, thổ tả, người nặng nề, khó chịu, sốt không có mồ hôi.
- Thần Môn
+ Vị trí: Du thổ huyệt của kinh Tâm. Trên nếp gấp cổ tay, giữa xương đậu và đầu dưới xương trụ, bề ngoài gân cơ gấp cổ tay trụ.
+ Tác dụng: Trị động kinh, đau nhức cổ tay, chứng hay quên, mất ngủ, ngủ không sâu, đau vùng trước tim, bệnh tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực.
- Uyển Cốt
+ Vị trí: Huyệt thứ 4 thuộc đường kinh Tiểu Trường. Huyệt ở xương (Cốt) cổ tay (Uyển) vì vậy gọi là Uyển Cốt.
+ Tác dụng: Trị đau đầu, cổ bị đau cứng, đau các khớp ngón tay, Trị khớp khuỷ tay, cổ tay, lưng bị đau do vặn vẹo sai tư thế, ù tai, đau dạ dày thể cấp, nôn mửa, tiểu đường.
- Kinh Cốt
+ Vị trí: Kinh cốt là tên gọi xưa của xương nối với ngón chân thứ 5. Ở dưới xương to phía ngoài bàn chân chỗ lõm trên quãng thịt trắng đỏ giáp nhau (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
+ Tác dụng: Đau phía ngoài bàn chân, đau khớp háng, đau thắt lưng, đùi đau, đau cứng gáy, đau đầu, hoa mắt, mắt có màng, đau mắt, chảy máu mũi, sốt rét, động kinh, cơ tim vim, tim đập hồi hộp.
- Thái Khê
+ Vị trí: Du thổ huyệt của kinh thận, chỗ lõm giữa bờ sau mắt cá trong và gân gót.
+ Tác dụng: chữa đau khớp cổ chân, tiểu buốt, liệt dương, di mộng tinh, tiểu tiện nhiều, đau mỏi lưng, xuất tinh sớm, rối loạn kinh nguyệt, tay chân lạnh, chứng chóng mặt, ù tai, đau răng.
- Đại Lăng
Vị trí: Huyệt thứ 7, du thổ huyệt của Tâm bào lạc kinh ( P7). Lấy ở trên nếp gấp trước cổ tay, giữa khe 2 gân cơ gấp cổ tay quay (M. Flexor carpi radialis) và gân cơ gan tay dài (M. palmaris longus).
Tác dụng: Đau cổ tay, lòng bàn tay nóng, khuỷu tay co, đau vùng tim, đau sườn ngực, tâm phiền, nôn, đầy chướng bụng, tiêu hóa kém, điên cuồng, cười mãi không hết, dễ sợ hãi, bệnh nhiệt.
- Dương Trì
+ Vị trí: Huyệt thứ 4 thuộc Tam tiêu kinh 9 (TE 4). Huyệt nằm ở chỗ lõm đường lằn ngang khớp cổ tay đi về phía mu bàn tay, khe giữa gân cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi riêng ngón trẻ, ở khe đầu dưới xương quang và xương trụ.
+ Tác dụng: Khi tác động huyệt sẽ làm giảm tình trạng đau sưng cổ tay, giảm đau tay, đau họng, đau vai, đau mắt, điếc tai, giảm các chứng bệnh như sốt rét, đau nhức chi trên, liệt chi trên, tiêu khát, hội chứng cổ - vai - cánh tay,...
- Khâu Như
+ Vị trí: tên gọi khác như: Khâu Hư, Kheo Hư, Kheo Khư, Khưu Hư, Khưu Khư. Huyệt thứ 40 thuộc Đởm kinh (G 40). Huyệt ở ngay dưới lồi cao xương gót chân ngoài, giống hình cái gò (khâu), đống đất (khư), vì vậy gọi là Khâu Khư.
+ Tác dụng: Sưng đau khớp cổ chân, đau cẳng chân, đau gối, đau hông, đau sườn ngực, vẹo cổ, mắt có màng, Chuột rút.
- Thái Xung
+ Vị trí: du thổ huyệt của kinh Can, trên lưng bàn chân, giữa 2 xương bàn chân 1 và 2, chỗ nối thân và đầu sau của xương bàn chân, hoặc từ kẽ giữa ngón chân 1 và 2 đo lên 2 thốn.
+ Tác dụng: trị đau bàn chân, rong kinh, rong huyết, nhức đầu, tăng huyết áp.
0 Nhận xét