Theo y học cổ truyền Kinh ThủThiếu Âm Tâm là 1 trong 12 đường kinh mạch chính tuần hành của cơ thể, có quan hệ biểu lý tương ứng với kinh thủ thái dương tiểu trường. Nó là một đường kinh âm (ly tâm). Giờ tuần hoàn của kinh này là 11 giờ sáng - 13 giờ chiều.
![]() |
Hình minh họa Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm |
1/ Tên Của Đường Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm
Tên tiếng việt: Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm
Tên tiếng anh: The Heart Meridian.
Tên tiếng Trung: Shao Yin Hand/ 手少阴心经 手少陰心經
2/ Đường đi của kinh
- Bắt đầu từ Tâm đi qua cơ hoành liên lạc với tiểu trường.
- Phân nhánh từ chỗ Tâm hệ dọc theo thanh quản thẳng lên đến hệ mắt ( là mạch có quan hệ tới mắt và não).
- Mạch của hệ tâm đi từ Tâm thẳng đến tạng phế, đi chéo ra mặt dưới hố nách ven theo mặt sau của cạnh trong cánh tay, qua khuỷu tay, qua chỗ khớp cổ tay, chỗ xương trụ và xương đậu cao lên, tiến vào bàn tay khe bàn 4,5 rồi ra cạnh trong ngón tay ở đầu ngón út ( thiếu xung).
![]() |
Đường đi của Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm |
3/ Biểu hiện bệnh lý:
5.1. Bệnh chính kinh:
- Đau ngón tay út, cổ tay, cẳng tay…
- Đau hố nách
5.2. Tạng bệnh:
- Tâm chủ trì huyết mạch, mở thông đến lưỡi.
- Phối hợp trong ngoài với tiểu trường, khí của thiếu dương là sự phản ánh tổng hợp của 2 cơ quan nội tạng Tâm, Thận.
- Là căn bản về âm dương của cơ thể con người, với chức năng chỉ huy hoạt động ý thức tinh thần, duy trì sự vận chuyển huyết và dịch bình thường.
- Các triệu chứng: đau tim, mất ngủ, khô họng, vàng mắt, khát khô miệng, them uống nước, tim thổn thức, hay quên, hoảng loạn, dở tính khóc cười lẫn lộn, tâm khí cạn kiệt…
5.3. Ngoài kinh:
- Mình nóng, đau đầu, đau mắt, nhức tim lan ra vai, đau bên trong và phía trước cánh tay, lòng bàn tay nóng, bàn chân lạnh
4/ Sinh lý:
Tâm thuộc thiếu âm, hành hỏa. Tâm đứng đầu 12 khí quan nên gọi là thiếu âm quan chủ.
Tâm gồm tâm âm ( tâm huyết), tâm dương ( tâm khí, tâm hỏa).
4.1. Tâm chủ quân chủ, chủ thần minh:
- Tâm là vị đại chủ của lục phủ ngũ tạng, là nơi cư trú của thần minh.
- Tâm chủ thể sự hoạt động sinh mệnh.
- Tâm đứng đầu tạng phủ.
- Tâm chủ về ý thức, tư duy, tinh thần,
- Quân chủ để nói tính trọng yếu của Tâm.
4.2. Tâm tàng thần:
- Tố vấn: Tâm là nguồn gốc của sinh mệnh, nơi biến hóa của thần.
+ Thần là tiếng gọi chung về hiện tượng hoạt động sống của con người
+ Thần = tinh tiên thiên+ tinh hậu thiên.
+ Thần được tạo ra rồi tàng ở Tâm.
- Linh khu viết: “ cái đến cùng sự sống là tinh, 2 tinh tác động lên nhau tạo ra thần.”
+ Thần là biểu hiện cho sự sống, cho lên thần thịnh thì khỏe mạnh, thần suy thì yếu.
- Tố vấn nói: “Chủ sáng suất thì dưới yên lành, chủ không sáng suốt thì 12 khí quan suy khốn”
4.3. Tâm chủ huyết mạch:
- Huyết nghĩa là huyết dịch, mạch nghĩa là mạch đạo. Mạch là phủ của huyết và đường vận hành của huyết.
- Tâm chủ huyết mạch bao gồm 2 phương diện là chủ huyết và chủ mạch, tức là có tác dụng đưa huyết dịch vận hành trong đường mạch. Tâm không ngừng co bóp đưa huyết dịch đi toàn thân và là động lực thúc đẩy huyết dịch tuần hoàn. Tâm, huyết, mạch hình thành 1 hệ thống tuần hoàn toàn thân, trong đó có tâm có tác dụng là chủ đạo. Vì chỉ có tâm khí đầy đủ thì mới thúc đẩy huyết dịch vận hành bình thường được, lục phủ ngũ tạng mới có được sự nhu dưỡng của huyết dịch để duy trì sự sống.
- Tâm sinh huyết và làm cho huyết dịch không ngừng được bổ sung. Tỳ vị chuyển hóa các chất ăn uống vào rồi phân thanh trọc, hấp thu các chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng này được tỳ thăng tán lên phế, quá trình thay cũ đổi mới diễn ra ở đây rồi đưa về tâm chuyển thành huyết dịch. Vì thế có thuyết nói “ tâm sinh huyết” ( Tố vấn ứng tượng đại luận)
- Đánh giá công năng tâm chủ huyết mạch dựa vào các biểu hiện chính là sắc mặt hồng nhuận; chất lưỡi hồng nhạt, tư nhuận, sáng bóng; mạch tượng hòa hoãn, có lực; cảm giác thư thái ở lồng ngực.
4.4. Vinh nhuận ra mặt.
4.5. Tâm thần quân hỏa:
- Hỏa của tâm là quân hỏa.
- Hỏa của tam tiêu, tâm bào, tiểu trương là tướng hỏa.
- Hỏa của thận là long hỏa.
4.6. Khai khiếu ra lưỡi:
- Tâm biểu hiện ra lưỡi:
+ Lưỡi linh hoạt là tâm khí tốt.
+ Lưỡi lệch vẹo nói ngọng nghịu là tâm thần bệnh.
- Chóp lưỡi thuộc tâm:
+ Hồng nhuận là tâm huyết đủ.
+ Đỏ là tâm huyết nhiệt.
+ Nhợt nhạt là tâm huyết hư.
+ Tím là tâm huyết ứ.
5/ Trị các chứng bệnh:
Ở tim, ngực, tâm thần.
6/ Các huyệt trên đường Kinh Tâm
Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm gồm có 9 huyệt ở một bên, tổng cộng là 18 huyệt 2 bên của cơ thể.
- Cực tuyền/ HT1 / Jiquan / 极泉
- Thanh linh/ HT2 / Qingling / 青灵
- Thiếu hải/ HT3 / Shaohai / 少海
- Linh đạo/ HT4 / Lingdao / 灵道
- Thông lý/ HT5 / Tongli / 通里
- Âm khích/ HT6 / Yinxi / 阴郄
- Thần môn/ HT7 / Shenmen / 神门
- Thiếu phủ/ HT8 / Shaofu / 少府
- Thiếu xung/ HT9 / Shaochong / 少冲
7/ Vị trí và tác dụng các huyệt trên kinh Tâm
1. Cực tuyền
Ý nghĩa: Cực ý chỉ rất cao, ở đây hiểu là huyệt cao nhất ở nách. Tuyền = suối nước .
Vị trí: Ở động mạch đi vào ngực, trong hố nách, giữa các gân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Tác dụng: Đau ngực sườn, đau tim, tay lạnh đau, cánh tay không giơ được, lao hạch.
Thủ thuật: Châm 0,3 - 0,5 tấc. Cứu 3 - 5 phút.
Chú ý: Không vê kim để tránh tổn thương bó mạch thần kinh nách.
2. Thanh linh
Ý nghĩa: Thanh = màu xanh, biểu hiện của đau.Linh = thần linh, biểu trưng cho tác dụng mà huyệt trị được. Huyệt có tác dụng trị đầu đau, tay đau, tim đau, do đó gọi là Thanh Linh (Trung Y Cương Mục).
Vị trí: Ở trên khuỷu tay 3 tấc (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Tác dụng: Đau vai và cánh tay, đau sườn ngực, mắt vàng.
Thủ thuật: Châm 0,3 - 0,7 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
Chú ý: Người gầy có thể châm trúng bó mạch thần kinh trong rãnh cơ hai đầu.
3. Thiếu hải
Ý nghĩa: Thiếu = thủ Thiếu âm Tâm kinh; Hải = nơi hội của các nhánh sông. Huyệt là nơi mạch khí thịnh, kinh khí hợp vào (hợp huyệt), nơi hàng trăm nhánh sông đổ vào, vì vậy gọi là Thiếu Hải (Trung Y Cương Mục).
Đặc tính: ( Huyệt Hợp thuộc Thủy).
Vị trí: Ở mé trong khuỷu tay, phía ngoài xương to, cách đầu xương khuỷu tay 0,5 tấc (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành, Tuần kinh)
Tác dụng: Khuỷu tay co rút, tay tê dại, bàn tay run, đau vùng tim, đầu váng, mắt hoa, hay quên, cuồng, tràng nhạc.
Thủ thuật: Châm 0,3 - 0,7 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
4. Linh đạo
Ý nghĩa: Linh ở đây chỉ công năng của Tâm, Đạo = thông đạo. Huyệt có tác dụng thông khí vào Tâm vì vậy gọi là Linh Đạo ( Trung Y Cương Mục).
Đặc tính: ( Huyệt Kinh thuộc Kim).
Vị trí: Ở trên cổ tay 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Tác dụng: Đau cẳng tay, đau và co khuỷu tay, đau vùng tim, kinh sợ, mất tiếng đột ngột.
Thủ thuật: Châm 0,3-0,4 tấc. Cứu 10-15 phút.
5. Thông lý
Ý nghĩa: Huyệt là nơi mạch khí của kinh Tâm đi qua (thông) và tụ lại đi sâu vào lý, thông với Tiểu trường, vì vậy gọi là Thông Lý (Trung Y Cương Mục).
Đặc tính: ( Huyệt Lạc với kinh Tiểu trường).
Vị trí: Ở chỗ lõm sau cổ tay 1 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Tác dụng: Đau cổ tay, đau cẳng tay, đau khuỷu tay, tim đập mạnh, hồi hộp, sốt, trong ngực bồn chồn, sốt không có mồ hôi, đau đầu, hoa mắt, cứng lưỡi, không nói được.
Thủ thuật: Châm 0,3 - 0,4 tấc. Cứu 10 - 15 phút.
Chú ý: Kết hợp với Tâm du chữa nhịp tim không đều.
6. Âm khích
Ý nghĩa: Vì huyệt là Khích huyệt của kinh thủ Thiếu Âm, vì vậy gọi là Âm Khích (Trung Y Cương Mục).
Đặc tính: ( Huyệt Khích).
Vị trí: Ở đường mạch sau cổ tay 5 phân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Tác dụng: Ngực đầy tức, đau vùng tim, tim đập mạnh, hồi hộp, ra mồ hôi trộm, chảy máu mũi, nôn ra máu.
Thủ thuật: Châm 0,2 - 0,3 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
7. Thần môn
Ý nghĩa: Theo YHCT, Tâm tàng Thần, huyệt này là huyệt Nguyên, nơi kinh khí mạnh nhất của Tâm, châm huyệt này ảnh hưởng (coi như cửa = môn) đến Tâm và Thần, vì vậy gọi là Thần Môn (Trung Y Cương Mục).
Đặc tính: ( Huyệt Du thuộc Thổ, huyệt Nguyên).
Vị trí: Ở sau bàn tay, chỗ lõm đầu xương đậu (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Tác dụng: Lòng bàn tay nóng, đau vùng tim, tim đập mạnh, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, ngớ ngẩn, động kinh.
Thủ thuật: Châm 0,2 - 0,3 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
Chú ý: Kết hợp với Tâm du, Nội quan, Dương lăng tuyền chữa nhịp tim không đều.
8. Thiếu phủ
Ý nghĩa: Thiếu = thiếu âm; Phủ = nơi cư trú của thần khí, vì vậy gọi là Thiếu Phủ (Trung Y Cương Mục).
Đặc tính: ( Huyệt Huỳnh thuộc Hỏa).
Vị trí: Ở sau đốt gốc xương ngón tay út, giữa chỗ lõm hai xương giáp nhau, thẳng ngang với huyệt Lao cung (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Tác dụng: Ngón tay út co quắp, lòng bàn tay nóng, đau khó chịu trong ngực, tim đập hồi hộp, sốt rét lâu ngày, đái dầm.
Thủ thuật: Châm 0,2 - 0,3 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
9. Thiếu xung
Ý nghĩa: Thiếu = thiếu âm; Xung = xung yếu, ý chỉ huyệt là nơi khí huyết thịnh, vì vậy gọi là Thiếu Xung (Trung Y Cương Mục).
Đặc tính: ( Huyệt Tỉnh thuộc Mộc).
Vị trí: Ở mé trong đầu chót ngón tay út, cách góc móng tay bằng lá hẹ (Đại thành, Tuần kinh)
Tác dụng: Đau vùng tim, đau cạnh sườn, tim đập mạnh, hồi hộp, cấp cứu trúng phong, sốt cao, vui giận thất thường.
Thủ thuật: Châm 0,1 tấc (khi cấp cứu châm xong nặn ra 1 giọt máu). Cứu 3 - 5 phút.
Thực hiện bài viết: hovietcan.com
Tham khảo nguồn: Châm cứu học tập 1 ( Viện Đông y) - Tổng hợp từ Internet
0 Nhận xét