12 hai đường kinh chính mỗi đường kinh có một tên riêng bao gồm 3 phần: Thủ/Túc + Âm/Dương + Tạng/Phủ. Kinh mạch ở tay gọi là kinh Thủ, kinh mạch ở chân gọi là kinh Túc.
Khái Niệm Kinh Chính?
Có 12 kinh chính, 6 đường kinh âm liên hệ với Tạng, 6 kinh dương liên hệ với Phủ. Các kinh âm và kinh dương có quan hệ biểu lý với nhau tại tứ chi.
Kinh chính là đường đi chính của khí huyết, mỗi kinh chính điều có một vùng phân bố nhất định ở mặt ngoài cơ thể, điều thuộc một Tạng hay một Phủ nhất định và có quan hệ biểu lý với Phủ hoặc Tạng tương ứng.
12 đường kinh chính kết nối, liên hệ, phối họp nhau thông qua kinh biệt và biệt lạc hình thành nên 6 cặp quan hệ "biểu lý tương hợp", tức là thái âm - dương minh, quyết âm - thái dương, thiếu âm - thái dương thủ - túc 6 cặp, kinh âm thuộc lý, kinh dương thuộc biểu.
- Thiếu âm: khí mới sinh ra
- Thái âm: âm khí thịnh vượng
- Quyết âm: âm khí sắp tận, dương khí mới sinh
- Thiếu dương: dương khí mới sinh
- Thái dương: dương khí thịnh vượng
- Dương minh: lưỡng dương họp minh
Tên 12 hai đường kinh chính
- Tên của mỗi kinh mạch bao gồm 3 phần:
+ Tên của tay (Thủ) hay chân (Túc)
+ Âm hay Dương
+ Tạng hay Phủ
- Các kinh phân bố ở mặc trong chi thể hiện thuộc kinh âm, phân bố mặt ngoài chi thể hiện thuộc kinh dương.
- Mặt trong chi thể ở phía trước, giữa, và sau lần lượt có: kinh thái âm, quyết âm, thiếu âm.
- Tương tự như vậy ở mặt ngoài chi thể có kinh dương minh, thiếu dương, thái dương.
- Tạng thuộc âm và Phủ thuộc dương.
- Tại tay gồm có:
+ Ba kinh âm:
- Thủ thái âm phế (Kinh phế)
- Thủ thiếu âm tâm (Kinh tâm)
- Thủ quyết âm tâm bào (Kinh tâm bào)
+ Ba kinh dương:
- Thủ thái dương tiểu trường (Kinh tiểu trường)
- Thủ thiếu dương tam tiêu (Kinh tam tiêu)
- Thủ dương minh đại trường (Kinh đại trường)
- Tại chân gồm có:
+ Ba kinh âm:
- Túc thái âm tỳ (Kinh tỳ)
- Túc thiếu âm thận (Kinh thận)
- Túc quyết âm can (Kinh can)
+ Ba kinh dương:
- Túc thái dương bàng quang (Kinh bàng quang)
- Túc thiếu dương đởm (Kinh đởm)
- Túc dương minh vị (Kinh vị)
Hướng đi và quy luật giao tiếp của 12 kinh chính
- Hướng đi của 12 kinh chính theo quy luật âm thăng, dương giáng: ba kinh âm ở tay bắt đầu đi từ nội tạng, hướng ra mặt trong tay rồi đi đến tận cùng các ngón và giao nhau với 3 kinh dương ở tay.
- Ba kinh dương ở tay khởi đầu từ tận cùng các ngón tay rồi hướng về đầu để giao nhau với 3 kinh dương ở chân.
- Ba kinh dương ở chân khởi nguồn từ trên đầu rồi chạy xuống tận cùng ở các ngón để giao nhau với 3 kinh âm ở chân.
- Ba kinh âm ở chân bắt đầu từ tận cùng ngón chân rồi chạy lên bụng ngực để giao nhau với 3 kinh âm ở Tay.
Thứ tự 12 đường kinh chính tuần hành và giờ tạng phủ như sau:
Thủ thái âm phế > Thủ dương minh đại trường > Túc dương minh vị > Túc thái âm tỳ > Thủ thiếu âm tâm > Thủ thái dương tiểu trường > Túc thái dương bàng quang > Túc thiếu âm thận > Thủ quyết âm tâm bào > Thủ thiếu âm tam tiêu> Túc dương minh đởm > Túc quyết âm can.
Thực hiện bài viết: hovietcan.com
Tham khảo: nhiều nguồn uy tín
0 Nhận xét