Kinh Túc Thiếu Âm Thận

Theo y học cổ truyền Kinh Túc Thiếu âm Thận là 1 trong 12 đường kinh mạch chính tuần hành của cơ thể, có quan hệ biểu lý tương ứng với kinh túc thái dương bàng quang. Nó là một đường kinh âm (ly tâm). Giờ tuần hoàn của kinh này là 5 giờ chiều đến 7 giờ tối.

1/ Tên Của Đường Kinh Túc Thiếu âm Thận

Tên tiếng việt: Kinh Túc Thiếu âm Thận

Tên tiếng anh: The Kidney Meridian Foot

Tên tiếng Trung: 足少阴肾经 足少陰腎經 / Shaoyin

Kinh Túc Thiếu Âm Thận
Hình minh họa Kinh Túc Thiếu Âm Thận

2/ Đường đi của kinh Thận

- Bắt đầu từ mặt dưới ngón chân út vào lòng bàn chân.

- Dọc dưới xương thuyền phía trong bàn chân (Nhiên cốc đi sau mắt cá trong vòng xuống gót).

- Rồi ngược lên bắp chân, dọc bờ sau xương chày lên phía trong kheo chân.

- Phía sau mặt đùi.

- Vào cột sống thuộc Thận liên lạc với Bàng quang.

- Từ Thận lên Can, qua cơ hoành vào Phế.

- Đi cạnh họng thanh quản vào cuống lưỡi.

- Phân nhánh từ Phế ra liên hệ với Tâm rồi phân bố ở ngực và tiếp nối với kinh thủ quyết âm.

Kinh Túc Thiếu Âm Thận
Minh họa đường đi của Kinh Túc Thiếu Âm Thận

3/ Biểu hiện bệnh lý:

Kinh bị bệnh: Mồm nóng, lưỡi khô, họng, thanh quản sưng, cột sống đau, mặt trong chân đau hoặc yếu lạnh, lòng bàn chân nóng.

Tạng bị bệnh: Phù thũng, đái không lợi, ho ra máu, muốn nằm, suyễn, mắt hoa, tim đập, da xạm, ỉa chảy lúc canh năm.

4. Trị các chứng bệnh: 

 Ở hệ sinh dục, tiết niệu, ruột, họng, ngực.

5/ Sinh lý

Thận bao gồm :

- Thận âm: chân âm, nguyên âm, nguyên thủy

- Thận dương: thận khí, thận hỏa, chân dương, nguyên dương, chân hỏa, mệnh môn hỏa.

1. Thận là gốc tiên thiên, nguồn gốc của sự sông (Tiên thiên chi bản, sinh khí chi nguyên):

- Ý nói Thận là cái được sinh thành, sẽ phát sinh, phát triển, bao quát, quyết định xu hướng phát triển của cơ thể.

- Cái lập mệnh cái sức sống của mỗi cá thể được quyết định bởi nơi Thận.

- Cái sẽ được di truyền qua thế hệ sau.

2. Thận chủ thủy:

- Dịch thể trong người do thận quyết định. Chất thủy dịch được nhập vào nhờ Vị, chuyển hóa nhờ Tỳ, tàng chứa và phân phối là do Thận.

- Mọi thứ huyết tân dịch đều chịu ảnh hưởng của Thận.

3. Thận chủ hỏa:

- Nguồn suối nhiệt, nguồn năng lượng đảm bảo cho sự sống còn, cho hoạt động là ở thận hỏa ( chân hỏa).

- Dương khí dồi dào, tinh lực đầy đủ là nhờ chân hỏa sung mãn.

- Những biểu hiện lạnh trong người, lạnh lưng, lanh tay chân đều là do hỏa thiếu, dương hư.

- Những biểu hiện do cảm đều do dương hư, hỏa yếu.

4. Thận giữ chức năng bế tàng:

- Thận chủ bế tàng, Can chủ sơ tiết giúp làm cho cơ thể được cân bằng.

- Tất cả các hiện tượng như thoát, thải tiết quá mức .

- Như khó thở, khí nghịch là do Thận không nạp được khí.

- Tiểu nhiều, tiêu khát do thận không dữ được thủy.

- Mồ hôi nhiều do thận không liễm, hãn được.

5. Thận tàng tinh:

- Tinh ba của ngũ cốc được Vị thu nhận, Tỳ Phế chuyển hóa, tàng chứa nơi Thận, đều chưa ở thận.

- Thận cũng sử dụng biến hóa tinh ba này thành tinh sinh dục. Hoạt động sinh dục mạnh mẽ hay yếu ớt phụ thuộc vào tinh ấy.

- Tinh dồi dào chứng tỏ thận khí mạnh, tinh ít ỏi là thận khí kiệt, khí suy.

6. Thận chủ kỹ xảo, tác cường chi quan:

- Tất cả sự mạnh mẽ của con người đều do thận.

- Thận suy làm cho cơ thể suy nhược, tay chân run, cứng, mất khả năng thực hiện các động tác khéo léo, tinh vi.

7. Thận chủ cốt tủy:

- Xương cốt vững chãi, tủy dồi dào, răng chắc, không lung lay, không đau nhức ( răng là phần thừa của cốt) chứng tỏ thận tốt.

- Thận kém đau nhức tủy xương, còi xương...

8. Thận khai khiếu ra tai:

- Chức năng của tai là để nghe Thận bị bệnh thường: tai ù, điếc, nghễnh ngãng, sức nghe kém là thân hư.

9. Thận chủ tiền âm, hậu âm:

- Tiền âm là nơi nước tiểu đi ra, đồng thời có liên quan đến bộ sinh dục ngoài.

- Hậu âm là nơi ra của phân.

10. Thận tàng chí:

- Ý chí do thận làm chủ.

- Kiên cường quyết làm cho bằng được dều dự định là thận khí dồi dào và ngược lại.

11. Khủng thương Thận:

- Sợ hãi thì hại thận.

12. Những vùng cơ thể có liên quan đến thận:

- Quan hệ giữa Thận và Tâm là quan hệ giữa thần và chí( Thận là bể cảu tủy, thông với não), giũa thủy dịch với huyết, giữas long hỏa với quan hỏa, mối quan hệ chế ước( thủy hỏa ký tế).

- Quan hệ Thận với Phế là Thận nạp khí, Phế túc giáng khí.

- Thận với Can là quan hệ tướng hỏa và long hỏa. Giữa chí và ý, giữa thủy và huyết giữa sơ tiết và bế tàng.

6/ Các huyệt trên đường Kinh Túc Thiếu âm Thận

Kinh Túc Thiếu âm Thận gồm có 27 huyệt ở một bên, tổng cộng là 54 huyệt 2 bên của cơ thể:

  1. Dũng tuyền/ KI1 / Yongquan / 涌泉
  2. Nhiên cốc/ KI2 / Rangu / 然谷
  3. Thái khê/ KI3 / Taixi / 太溪
  4. Đại chung/ KI4 / Dazhong / 大钟
  5. Thủy tuyền/ KI5 / Shuiquan / 水泉
  6. Chiếu hải/ KI6 / Zhaohai / 照海
  7. Phục lưu/ KI7 / Fuliu / 复溜
  8. Giao tín/ KI8 / Jiaoxin / 交信
  9. Trúc tân/ KI9 / Zhubin / 筑宾
  10. Âm cốc/ KI10 / Yingu / 阴谷
  11. Hoành cốt/ KI11 / Henggu / 横骨
  12. Đại hách/ KI12 / Dahe / 大赫
  13. Khí huyệt/ KI13 / Qixue / 气穴
  14. Tứ mãn/ KI14 / Siman / 四满
  15. Trung chú/ KI15 / Zhongzhuxue / 中注穴
  16. Hoang du/ KI16 / Huangshu / 肓俞
  17. Thương khúc/ KI17 / Shangqu / 商曲
  18. Thạch quan/ KI18 / Shiguan / 石关
  19. Âm đô/ KI19 / Yindu / 阴都
  20. Thông cốc/ KI20 / Futonggu / 腹通谷
  21. U môn/ KI21 / Youmen / 幽门
  22. Bộ lang/KI22 / Bulang / 步廊
  23. Thần phong / Shenfeng / 神封
  24. Linh khư / Lingxu / 灵墟
  25. Thần tàng/ Shencang / 神藏
  26. Hoắc trung / Yuzhong / 彧中
  27. Du phủ / Shufu / 俞府

7/ Vị trí và tác dụng các huyệt trên Kinh Thận

1.Dũng tuyền

Đặc Tính: ( Huyệt Tỉnh thuộc Mộc), huyệt Tả của kinh Thận.

Vị trí: Ở chỗ lõm của gan bàn chân, khi co bàn và ngón chân lại thì chỗ lõm rõ lên (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Tác dụng: Nóng hay lạnh gan bàn chân, đau mặt trong đùi, thoát vị, đau sưng họng, đẻ xong không đái được, tim đập nhanh, chảy máu mũi, cấp cứu chết đuối, hôn mê, váng đầu hoa mắt.

Thủ thuật: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-10 phút.

2.Nhiên cốc

Đặc Tính: Huyệt Vinh (Huỳnh), thuộc hành Hoả, nơi xuất phát của Âm Kiều Mạch.

Vị trí: Ở chỗ lõm dưới xương to, phía trước mắt cá trong chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Tác dụng: Đau sưng khớp bàn chân, đái đục, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều, ngứa âm hộ, đau bụng, trẻ em kinh phong, cấm khẩu, ho ra máu, sốt rét, tiêu khát, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm, ù điếc tai.

Thủ thuật: Châm 0,5-0,8 tấc. Cứu 5-12 phút.

3.Thái khê

Đặc Tính:  ( Huyệt Nguyên, huyệt Du thuộc Thổ), một trong 14 yếu huyệt của ‘Châm Cứu Chân Tuỷ’ để nâng cao chính khí.

Vị trí: Ở sau mắt cá trong chân 0,5 tấc chỗ lõm trên xương gót có mạch động (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Tác dụng: Đau cổ chân, liệt dương, kinh nguyệt không đều, đau sưng vú, đau răng, đau vùng tim, sốt không ra mồ hôi, thích nằm, tiêu khát, chân tay quyết lạnh do trúng hàn.

Thủ thuật: Châm 0,3-0,5 tấc, hướng mũi kim ra mắt cá ngoài. Cứu 5-10 phút.

4.Đại chung

Đặc Tính: ( Huyệt Lạc nối với kinh Thái dương Bàng quang).

Vị trí: Ở phía sau gót chân trên xương lớn giữa hai gân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Tác dụng: Đau gót chân, đau cứng lưng, đái rắt, đau bụng, ho, hen suyễn, thích nằm, táo bón, đần độn.

Thủ thuật: Châm 0,2-0,4 tấc. Cứu 5-10 phút.

5.Thủy tuyền

Đặc Tính: ( Huyệt Khích), huyệt dùng để châm trong trường hợp Thận khí bị rối loạn.

Vị trí: Ở dưới huyệt Thái khê 1 tấc. Dưới mắt cá trong chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Tác dụng: Đau sưng mặt trong gót chân, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đái rắt.

Thủ thuật: Châm 0,2-0,3 tấc. Cứu 5-20 phút.

6.Chiếu hải

Đặc tính: 1 trong Bát Hội ( Huyệt giao hội ) của Túc Thiếu Âm với mạch Âm Kiều.). Huyệt mở của Âm Kiều Mạch, nơi mạch Âm Kiều phát sinh.

Vị trí: Ở dưới mắt cá trong chân 1 tấc (Giáp ất, Loại kinh)

Tác dụng: Đau sưng mắt cá trong, kinh nguyệt không đều, táo bón, đau bụng do thoát vị, ngứa sinh dục ngoài, khô họng.

Thủ thuật: Châm 0,2-0,3 tấc. Cứu 5-10 phút.

Chú ý: Kết hợp với Cự khuyết, Nội quan, Phong long chữa động kinh.

7.Phục lưu

Đặc Tính: ( Huyệt Kinh thuộc Kim)

Vị trí: Ở trên mắt cá trong chân 2 tấc ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Tác dụng: Liệt cơ, teo cơ, lạnh cẳng chân, đái rắt, lưỡi khô, mồm khô, sôi bụng, phù thũng, ra mồ hôi trộm, cảm không có mồ hôi và mạch yếu nhỏ.

Thủ thuật: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-10 phút

Kết hợp với Thận du, Túc tam lý, Ế phong chữa cổ chướng.

8.Giao tín

Đặc Tính: ( Huyệt Khích của mạch Âm kiểu)

Vị trí: Ở trên mắt cá trên trong 2 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Tác dụng: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, sa dạ con, tinh hoàn sưng đau, ỉa chảy, bí tiểu.

Thủ thuật: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.

9.Trúc tân

Đặc Tính: ( Huyệt Khích của mạch Âm duy)

Vị trí: Ở trên mắt cá trong chân 5 tấc, chỗ bắp chân phân ra (Đại thành)

Tác dụng: Đau mặt trong cẳng chân, điên cuồng.

Thủ thuật: Châm 0,5-1 tấc. Cứu 5-10 phút.

10.Âm cốc

Đặc Tính: ( Huyệt Hợp thuộc Thủy), nơi xuất phát kinh Biệt Thận.

Vị trí: Ở sau lồi cầu trong xương chày, dưới gân lớn, trên gân nhỏ (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Tác dụng: Đau sưng mặt trong đầu gối, đái rắt, đái buốt, băng lậu, thoát vị, liệt dương.

Thủ thuật: Châm 0,3-0,8 tấc. Cứu 5-10 phút.

11. Hoành cốt

Đặc Tính: ( Huyệt Hội của kinh Thiếu âm với mạch Xung).

Vị trí: Ở dưới huyệt Đại hách 1 tấc, cách đường giữa bụng 0,5 tấc (Giáp ất)

Tác dụng: Đau âm hộ, di tinh, liệt dương, bí tiểu tiện.

Thủ thuật: Châm 0,5-0,8 tấc. Cứu 5-7 phút.

Chú ý: Khi có thai không châm sâu, trước khi châm bảo người bệnh đi tiểu, người bị bí đái không châm sâu.

12.Đại hách

Đặc Tính: ( Huyệt Hội của kinh Thiếu âm ở chân với mạch Xung)

Vị trí: Ở dưới huyệt Khí huyệt 1 tấc, cách đường gân giữa bụng 0,5 tấc (Giáp ất)

Tác dụng: Đau âm hộ, khí hư, di tinh.

Thủ thuật: Châm 0,5-1 tất. Cứu 5-7 phút.

Chú ý: Có thai không châm sâu, bảo người bệnh đi tiểu trước khi châm, người bị bí đái không châm sâu.

13.Khí huyệt

Đặc Tính: ( Huyệt Hội của kinh Thiếu âm ở chân với mạch Xung)

Vị trí: Ở dưới huyệt Tứ mãn 1 tấc, cách đường giữa bụng 0,5 tấc (Giáp ất)

Tác dụng: Kinh nguyệt không đều, ỉa chảy.

Thủ thuật: Châm 0,5- 1 tấc. Cứu 5-7 phút.

Chú ý: Có thai không châm sâu,người bị bí đái không châm sâu.

14.Tứ mãn

Đặc Tính: ( Huyệt Hội của kinh Thiếu âm ở chân với mạch Xung)

Vị trí: Ở dưới huyệt Trung chú 1 tấc, cách đường giữa bụng 0,5 tấc (Giáp ất)

Tác dụng: Băng huyết, kinh nguyệt không đều, sau khi đẻ đau bụng, ỉa chảy.

Thủ thuật: Châm 0,5 -1 tấc. Cứu 5-7 phút.

Chú ý: Có thai không châm sâu. Người bị bí đái không châm sâu.

15.Trung chú

Đặc Tính: ( Huyệt Hội của kinh Thiếu âm ở chân với mạch Xung)

Vị trí: Ở dưới huyệt Hoang du 1 tấc, cách đường giữa bụng 0,5 tấc (Giáp ất)

Tác dụng: Đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều, Táo bón.

Thủ thuật: Châm 0,5-1 tấc. Cứu 5-7 phút.

Chú ý: Có thai không châm sâu. Người bị bí tiểu tiện không châm sâu.

16.Hoang du

Đặc Tính: ( Huyệt Hội của kinh Thiếu âm ở chân với mạch Xung)

Vị trí: Ở dưới huyệt Thương khúc 2 tấc, cách đường giữa bụng 0,5 tấc (Giáp ất)

Tác dụng: Đau bụng, nôn mửa, đầy bụng, táo bón.

Thủ thuật: Châm 0,5- 1 tấc. Cứu 5-7 phút.

Chú ý: Có thai nhiều tháng không châm sâu.

17.Thương khúc

Đặc Tính: ( Huyệt Hội của kinh Thiếu âm ở chân với mạch Xung)

Vị trí: Ở dưới huyệt Thạch quan 2 tấc, cách đường giữa bụng 2,5 tấc (Giáp ất)

Tác dụng: Nôn mửa, đau bụng, táo bón, sau khi sinh đau bụng, vô sinh.

Thủ thuật: Châm 0,5-1 tấc. Cứu 3-7 phút.

Chú ý: Có thai nhiều tháng không châm sâu.

18.Thạch quan

Đặc Tính: (Huyệt Hội của kinh Thiếu âm ở chân với mạch Xung)

Vị trí: Ở dưới huyệt Âm đô 1 tấc, cách đường giữa bụng 0,5 tấc (Giáp ất)

Tác dụng: Nôn mửa, đau bụng, táo bón, sau khi đẻ đau bụng, vô sinh.

Thủ thuật: Châm 0,5- 1 tấc. Cứu 3-7 phút.

Chú ý: Có thai gần đến ngày sinh không châm sâu.

19.Âm đô

Đặc Tính: ( Huyệt Hội của kinh Thiếu âm ở chân với mạch Xung)

Vị trí: Ở dưới huyệt Thông cốc 1 tấc, cách đường giữa bụng 0,5 tấc (Giáp ất)

Tác dụng: Đau bụng, sôi bụng, đầy bụng, đau nóng cạnh sườn.

Thủ thuật: Châm 0,5- 1 tấc. Cứu 5-7 phút.

Chú ý: Có thai gần ngày sinh không châm sâu.

20.Thông cốc

Đặc Tính: ( Huyệt Hội của kinh Thiếu âm ở chân với mạch Xung)

Vị trí: Ở dưới huyệt U môn 1 tấc, cách đường giữa bụng 0,5 tấc (Giáp ất)

Tác dụng: tức ngực, buồn nôn, mửa, ăn không tiêu.

Thủ thuật: Châm 0,5-1 tấc. Cứu 5-7 phút.

21.U môn

Đặc Tính: ( Huyệt Hội của kinh Thiếu âm ở chân với mạch Xung)

Vị trí: Ở chỗ lõm cách hai bên huyệt Cự khuyết đều 0,5 tấc (Giáp ất)

Tác dụng: Đau bụng, buồn nôn, mửa, ỉa chảy, đau ngực, bồn chồn.

Thủ thuật: Châm 0,5-0,8 tấc. Cứu 5-7 phút.

Chú ý: Không châm sâu và không kích thích mạnh, vì có thể làm tổn thương gan.

22.Bộ lang

 Đặc Tính: Huyệt nhận được mạch phụ của Xung Mạch.

Vị trí: Ở giữa chỗ lõm dưới huyệt Thần phong 1,6 tấc, cách đường giữa ngực 2 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Tác dụng: Ho suyễn, đầy tức ngực, không muốn ăn.

Thủ thuật: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-7 phút.

Chú ý: Không châm sâu và không kích thích mạnh, vì có thể làm tổn thương phổi hay tim.

23.Thần phong

Đặc Tính: Huyệt nhận được mạch phụ của Xung Mạch.

Vị trí: Ở giữa chỗ lõm dưới huyệt Linh khư 1,6 tấc, cách đường giữa ngực 2 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Tác dụng: Ho suyễn, đầy tức ngực, không muốn ăn,đau vú.

Thủ thuật: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-10 phút.

Chú ý: Không châm sâu và không kích thích mạnh, vì có thể làm tổn thương phổi hay tim.

24.Linh khư

Đặc Tính: Huyệt nhận được mạch phụ của Xung Mạch.

Vị trí: Ở giữa chỗ lõm dưới huyệt Thần tàng 1,6 tấc, cách đường giữa ngực 2 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Tác dụng: Ho suyễn, đầy tức ngực, không muốn ăn,đau vú.

Thủ thuật: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-8 phút.

Chú ý: Không châm sâu và không kích thích mạnh, vì có thể làm tổn thương phổi hay tim.

25.Thần tàng

Đặc Tính: Nhận được mạch phụ của Xung Mạch

Vị trí: Ở giữa chỗ lõm dưới huyệt Hoắc trung 1,6 tấc, cách đường giữa ngực 2 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Tác dụng: Ho suyễn, đầy tức ngực, không muốn ăn,đau vú,nôn.

Thủ thuật: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-7 phút.

Chú ý: Không châm sâu và không kích thích mạnh, vì có thể làm tổn thương phổi .

26.Hoắc trung

Đặc Tính: Nhận được mạch phụ của Xung Mạch

Vị trí: Ở giữa chỗ lõm dưới huyệt Du phủ 1,6 tấc, cách đường giữa ngực 2 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Tác dụng: Ho suyễn, đầy tức ngực sườn.

Thủ thuật: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-7 phút.

Chú ý: Không châm sâu và không kích thích mạnh, vì có thể làm tổn thương phổi .

27.Du phủ

Đặc Tính: Huyệt nhận được 1 mạch phụ của Xung Mạch và phân nhánh chạy đến huyệt Liêm Tuyền (Nh.23).

Vị trí: Ở dưới xương đòn, chỗ lõm cách huyệt Toàn cơ 2 tấc (Giáp ất, Đồng nhân)

Tác dụng: Ho suyễn, đau ngực.

Thủ thuật: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-7 phút.

Chú ý: Không châm sâu và kích thích mạnh vì có thể làm tổn thương đỉnh phổi.

Muốn hiểu sâu về Túc Thiếu Âm Thận kinh, không thể không quay lại với những bộ sách kinh điển như Hoàng Đế Nội Kinh, Linh Khu, Tố Vấn… Xem danh sách 11 sách y học cổ truyền kinh điển dành cho người hành y chân chính.

Thực hiện bài viết: hovietcan.com

Tham khảo nguồn: Châm cứu học tập 1 ( Viện Đông y) - Tổng hợp từ Internet

Đăng nhận xét

0 Nhận xét