Bát Hội Huyệt: có 8 huyệt nằm trên 12 kinh chính

Bát Hội Huyệt là tên gọi của 8 huyệt có tác dụng tốt cho 8 loại tổ chức trong cơ thể: Tạng, Phủ, Khí, Huyết, Cân, Tủy, Xương, Mạch. 8 huyệt Hội này nằm trên 12 Kinh Chính hoặc Mạch Nhâm.

Đặc Tính của Bát Hội huyệt là khi 1 loại tổ chức nào (trong số 8 loại điều) bị bệnh, có thể lấy huyệt Hội của nó và trị rất có hiệu quả. Bát hội huyệt dùng điều trị bệnh mạn tính.

Bát Hội Huyệt

Bảng Bát Hội Huyệt

Cơ Quan Tạng Phủ

Huyệt Hội

Hội của Cân

Dương Lăng Tuyền 

Hội của Huyết

Cách Du 

Hội của Khí

Đàn Trung 

Hội của Mạch

Thái Uyên 

Hội của Phủ

Trung Quản

Hội của Tạng

Chương Môn

Hội của Tủy

Đại Trữ

Hội của Xương

Huyền Chung

Đặc tính của bát hội huyệt là khi một loại tổ chức nào bị bệnh có thể lấy Hội huyệt của nó để chữa.

"Nan Kinh" Nhiệt bệnh ở trong thì dùng Hội huyệt của Khí chỉ đề cập tám bộ phận mà ứng dụng cho một bệnh nóng mà thôi.

Nguyên tắc vận dụng bát hội Huyệt

Dựa vào các chứng khác nhau của Tạng, Phủ, Gân, Cốt, Tủy, Huyết, Mạch, Khí để tìm các Hội huyệt tương ứng với chứng mà trị liệu:

- Gân đau rút, bán thân bất toại, co quắp bệnh thuộc cân chọn Dương lăng tuyền.

- Thở khó, suyễn, tức ngực bệnh của khí chọn Đản trung

- Bênh về các tạng chọn Chương môn

- Bệnh của phủ như Vị, Đại trường, Đởm...chọn Trung phủ.

- Ho ra máu, chảy máu cam, rong kinh, đại tiện ra máu...chọn Cách du.

- Chứng vô mạch, bệnh ở Tâm, giải độc, suy giãn tĩnh mạch chi, mỡ máu đều bệnh thuộc mạch chọn huyệt Thái uyên.

- Đau nhức xương chọn đại trữ

- Liệt hạ chi, bệnh lý tủy xương chọn Huyền chung.

Phủ: Trung quản, Tạng: Chương môn

Cân thì nhớ đến Dương lăng tuyền

Mạch hội nhớ đến Thái uyên

Các bệnh của Khí nhớ liền Đản trung

Đại trữ bệnh Xương nhớ dùng

Tủy mà nhức buốt Huyền chung đứng đầu

Cách du hội Huyết nhớ mau

Tùy phần bệnh lý khác nhau mà dùng.

>>> xem thêm: Bối du huyệt

>>> Xem thêm: Mộ Huyệt

>>> Xem thêm: Lục tổng huyệt

Vị trí tác dụng của các Bát Hội Huyệt

1/ Huyệt chương môn

- Vị trí:

Huyệt thứ 13 thuộc Can kinh ( Liv 13). Huyệt Mộ của Tỳ, huyệt Hội của Tạng. Hội của các kinh Thiếu dương và Quyết âm ở chân.

Ở ngang rốn, huyệt Đại hoành ngang ra đầu mỏm xương sườn cụt 11 (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy). Phía ngoài huyệt Đại hoành trên rốn 2 tấc, ở đầu xương sườn, dưới bờ sườn ( Đại thành).

Lấy ở dưới đầu tự do của xương sườn cụt số 11.

- Tác dụng: Đau cạnh sườn, đau thắt lưng, đau ngực, đái đục, đau thắt lưng, đầy bụng, sôi bụng, kém ăn, ăn không tiêu, nôn.

2/ Trung Quản

- Vị trí: Là huyệt Hội của mạch Nhâm với các kinh Tiểu trường, Vị và Tam tiêu. Huyệt từ rốn (huyệt thần khuyết) đo lên trên 4 thốn trên đường giữa.

- Tác dụng: trị đầy hơi, khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, ỉa chảy, tiêu hóa kém, bệnh về tâm thần.

3/ Đản Trung 

- Vị trí: Đối với nam giới, lấy chính giữa hai núm vú. Còn ở nữ giới, là đường ngang qua bờ trên hai khớp xương ức thứ 5 của cơ thể.

- Tác dụng: Đau tức ngực, suyễn, nấc cụt, đau dây thần kinh liên sườn, bệnh khí uất, tuyến sữa giảm.

4/ Cách Du 

- Vị trí: dưới mõm gai D7 đo ngang ra 1,5 thốn.

- Tác dụng: Chán ăn, thường xuyên ra đổ mồ hôi, thiếu máu, xuất huyết, nôn mửa, cơ thể suy nhược, tình trạng đau nhức, sưng viêm và phù nề, đau lưng, đau dây thần kinh, đau dây chằng,... 

5/ Dương Lăng Tuyền 

- Vị trí: Xác định đầu xương chày và xương mát. Tìm một điểm ở giữa 2 xương sao cho tạo thành một tam giác đều đó là huyệt.

- Tác dụng: Khớp gối (sưng, nóng, đỏ, đau không co duỗi) được, liệt thần kinh hông kheo ngoài, tê phía ngoài chân, đau cạnh sườn, liệt nửa người, chân tay co rút, khó co duỗi.

6/ Thái Uyên 

- Vị trí: 

Huyệt Thái uyên là huyệt thứ 9 của kinh Phế. Là huyệt Hội của mạch và là huyệt Bổ của kinh Phế.

Tên gọi khác là huyệt Quỷ tâm, huyệt Quỷ thiên, Huyệt Thái phiên, huyệt Thái tuyền.

Trên nếp gấp trước cổ táy, ở bờ ngoài động mạch quay.

Tác dụng: điều trị sưng đau cổ tay, đau bờ ngoài mặt trước cánh tay, cẳng tay, đau ngực, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, viêm họng.... 

7/ Đại Trữ

- Vị trí:

Huyệt thứ 11 thuộc Bàng quang kinh ( B 11). Huyệt Hội của xương, Biệt lạc của mạch Đốc, huyệt Hội của kinh Thái dương ở chân tay, với Thiếu dương ở chân tay.

Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 1, ngang ra 1,5 tấc. Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 1 & đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.

- Tác dụng: Cứng cổ gáy, đau nhức vai, đau đầu, cảm phong hàn, ho, sốt không có mồ hôi, nhức xương.

8/ Tuyệt Cốt 

- Vị trí: Là Huyệt thứ 39 thuộc Đởm kinh ( G 39), Huyệt Hội của Tủy, huyệt Lạc của 3 kinh Dương ở chân. Lấy từ đỉnh mắt cá chân ngoài đo lên khoảng 3 thốn, ngay chỗ động mạch.

- Tác dụng: liệt chi dưới, liệt nửa người, đau nhức phần cổ gáy, đau cẳng chân, đau lưng hoặc đau khớp gối, lao hạch cổ đau nhức, không thèm ăn, vẹo cổ, đau họng, nóng bụng, không muốn ăn, chảy máu mũi, nhức trong xương.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét