Lạc Huyệt: có 15 huyệt lạc

Lạc huyệt là những huyết ngoài tác dụng ở kinh nó ra còn tác dụng đến kinh biểu lý với nó.

Thí dụ: Công tôn, ngoài việc chữa bệnh ở tỳ kinh, lại còn chữa bệnh ở vị kinh nữa.

Như vậy, giữa 2 đường kinh này có sự liên hệ với nhau, sự liên hệ này thông qua huyệt lạc.

- Tổng số có 15 lạc huyệt

+ 12 lạc huyệt ở 12 đường kinh chính.

+ 2 lạc huyệt ở 2 kinh nhâm và đốc

+ 1 tổng lạc

Lạc Huyệt

Các lạc huyệt 

Kinh

Huyệt Nguyên

Huyệt Lạc

Phế

Thái Uyên

Liệt Khuyết 

Đại Trường

Hợp Cốc 

Thiên Lịch 

Vị

Xung Dương 

Phong Long 

Tỳ

Thái Bạch

Công Tôn 

Đại Bao 

Tâm

Thần Môn

Thông Lý 

Tiểu Trường

Uyển Cốt

Chi Chánh 

Bàng Quang

Kinh Cốt 

Phi Dương 

Thận

Thái Khê 

Đại Chung

Tâm Bào

Đại Lăng

Nội Quan 

Tam Tiêu

Dương Trì 

Ngoại Quan 

Đởm

Khâu Khư

Quang Minh 

Can

Thái Xung 

Lãi Câu 

Đốc

 

Trường Cường 

Nhâm

 

Cưu Vĩ 

Phối hợp giữa nguyên huyệt và lạc huyệt

Phối hợp sử dụng giữa nguyên huyệt và lạc huyệt: còn gọi là phương pháp phối huyệt chủ và khách hay phương pháp phối hợp biểu và lý.

Theo lý luận y học cổ truyền các tạng phủ có liên quan biểu lý với nhau và các đường đi của kinh mạch tạng phủ biểu lý có liên quan với nhau:

- Phế - Đại tràng

- Thận - Bàng quang

- Tỳ - Vị

-  Tâm bào lạc - Tam tiêu

- Tâm – Tiểu đường

- Can - Đởm

- Nhâm - Đốc

>>> Xem thêm: Lục Tổng Huyệt

>>> xem thêm: Bối du huyệt

>>> xem thêm: Mộ Huyệt

>>> xem thêm: Huyệt Khích

Vị trí và tác dụng của lạc huyệt

- Liệt khuyết

Vị trí: Huyệt thứ 7 thuộc Phế kinh ( L 7), huyệt Giao hội của mạch Nhâm với kinh Phế). Lấy trên nếp gấp trước cổ tay 1,5 thốn, phía ngoài xương quay. Hoặc lấy 2 kẽ ngón cái và ngón trỏ 2 bàn tay bắt chéo nhau, huyệt ở bờ ngoài xương quay và ngay dưới đầu ngón trỏ.

+ Tác dụng: Sưng cổ tay, đau cẳng tay, Ho, đau ngực, Đái vàng, đái nhiều lần, đái khó, đau họng, các bệnh ở cổ gáy.

- Thông lý

+ Vị trí: nằm ở mặt trước, phía trong cẳng tay. Huyệt nằm trên nếp gấp cổ tay, trên huyệt Thần Môn 1 thốn.

+ Tác dụng: trị đau khớp cổ tay, đau cánh tay, hồi hộp, co cứng lưỡi, chứng mất ngủ, tim đập nhanh, rối loạn tiêu hóa...

- Nội quan

Vị trí: Trên nếp gấp trước cổ tay 2 thốn, giữa khe 2 gân cơ gấp cổ tay quay (M. Flexor carpi radialis) và gân cơ gan tay dài (M. palmaris longus).

+ Tác dụng: trị đau mặt trước cẳng tay, đau vùng trước tim, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, tâm phiền, thiểu năng tuần hoàn, xuất tinh sớm hay chứng đau viêm dạ dày – thực quản, buồn nôn và say tàu xe, chữa chứng xuất tinh sớm…

- Công tôn

+ Vị trí: Huyệt thứ 4 thuộc Tỳ kinh (Sp 4).  Huyệt Lạc nối với kinh Vị, giao hội với mạch Xung. Ở sau đốt 1 ngón chân cái 1 tấc, trước mắt cá trong.

+ Tác dụng: Đau bụng dưới, đau dạ dày, không muốn ăn, nôn, động kinh, rối loạn thần kinh, viêm ruột.

- Đại chung

+ Vị trí: Huyệt thứ 4 thuộc Thận kinh ( K4).( Huyệt Lạc nối với kinh Thái dương Bàng quang), Huyệt ở gót chân (giống hình quả chuông), vì vậy gọi là Đại Trung.

+ Tác dụng: Đau gót chân, đau cứng lưng, đái rắt, đau bụng, ho, hen suyễn, thích nằm, táo bón, đần độn, tiểu khó, thần kinh suy nhược, Hysteria.

- Lãi câu

+ Vị trí: Huyệt thứ 5 thuộc Can kinh ( Liv 5). Huyệt Lạc nối với kinh Thiếu dương Đởm. Huyệt nằm ở vùng xương ống chân, ở chỗ lõm có hình dạng như con mọt, vì vậy, gọi là Lãi câu (Trung Y Cương Mục). Ở trên mắt cá trong chân 5 tấc. 

+ Tác dụng: Khớp xương chậu viêm, tiểu bí, di tinh, liệt dương, đau cẳng chân, đai khó, đau tinh hoàn, kinh nguyệt không đều, khí hư, băng huyết.

- Chi chính

+ Vị trí: Huyệt thứ 7 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 7).( Huyệt Lạc nối với kinh Tâm). Ở sau cổ tay 5 tấc (Đại thành, Đồng nhân, Phát huy, Tuần kinh).

+ Tác dụng: Tay co, trị khủy tay đau, cánh tay đau, ngón tay và cổ tay sưng đau, ngón tay không nắm được, cổ gáy sưng đau, đau hàm, hoa mắt, sốt không ra mồ hôi, điên, kinh sợ, thần kinh suy nhược, lo sợ.

- Ngoại quan

+ Vị trí: Huyệt thứ 5, lạc huyệt của kinh thủ thiếu dương Tam Tiêu. Huyệt giao hội với Mạch Dương Duy. Trên nếp gấp cổ tay 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ.

+ Tác dụng: Trị đau khớp cổ tay, đâu cẳng tay, đau cánh tay, bàn tay co duỗi khó khăn, ù tai, điếc tai, mắt mờ, nhức đầu, sốt...

- Thiên lịch

+ Vị trí: Là huyệt thứ 6 của kinh thủ dương minh Đại Trường. Nằm trên đường nối huyệt dương khê và khúc trì, cách huyệt dương khê 3 thốn. 

+ Tác dụng: Trị cẳng tay đau, cánh tay đau, amydale viêm, viêm amidan, liệt mặt, chảy máu cam. 

- Phi dương

+ Vị trí: Huyệt thứ 58 thuộc Bàng quang kinh ( B 58). Đo từ phía ngoài mắt cá chân lên 7 thốn (có nghĩa là từ huyệt Côn Lông lên 7 thốn). Từ vị trí đó, đo ngang huyệt Thừa Sơn ra 1 thốn. Nơi tiếp giáp giữa phần gân và phần thịt bờ ngoài cơ sinh đôi ngoài.

+ Tác dụng: Đau cẳng chân, chân và lưng yếu mỏi không có sức, đau đầu hoa mắt, ngạt mũi, chảy máu mũi, trĩ, đau nhức các khớp, sốt không ra mồ hôi.

- Quang minh

+ Vị trí: Là huyệt số 37 trong túc thiếu dương Đởm kinh (G 37). Nằm trên mắt cá chân ngoài 5 thốn.

+ Tác dụng: Đau, tê, nóng cẳng chân và gối, bệnh ở mắt, sốt không có mồ hôi, suy giảm thị lực, quáng gà, teo thần kinh thị giác... 

- Phong long

Vị trí: Huyệt thứ 40 thuộc Vị kinh ( S 40). Ở trên mắt cá ngoài 8 tấc, trong chỗ lõm, phía ngoài xương ống chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

Tác dụng: trị đờm thấp, hoa mắt chóng mặt, ho có đờm, liệt chi dưới, hen suyễn, thở không ra hơi, đau nhức, tê liệt cẳng chân, đau bụng, đau ngực, đau họng, đau đầu, nôn, đờm tích, điên cuồng, chóng mặt.

- Trường cường

+ Vị trí: huyệt ở sau hậu môn, phía dưới xương cụt, dưới da vùng huyệt là cơ nâng hậu môn và cơ thắt ngoài hậu môn, bám với xương cùng.

+ Tác dụng: Trị bệnh trĩ, sa hậu môn, sa trực tràng, đau thắt lưng, tiêu chảy và táo bón, rối loạn sinh dục nam giới, rối loạn cương dương, sinh lý yếu và chứng xuất tinh sớm, trị chứng lãnh cảm, kinh nguyệt không đều đặn hoặc thậm chí vô kinh. 

- Cưu vĩ

+ Vị trí: Huyệt thứ 15 thuộc Nhâm mạch ( CV 15). Ở dưới mũi ức 0,6 tấc hay dưới chỗ gặp nhau của 2 bờ sườn 1 tấc. (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy ở điểm nối 7/8 dưới với 1/8 trên của đoạn rốn- điểm gặp nhau của 2 bờ sườn.

+ Tác dụng: Đau bụng trên, đau tức trước ngực, khó thở, động kinh, cuồng, đau tức ngực, suyễn, nấc.

- Đại bao

+ Vị trí: Huyệt thứ 21 thuộc Tỳ kinh ( Sp 21). Ở dưới huyệt Uyển dịch 3 tấc. Lấy ở điểm gặp nhau của đường nách giữa và bờ trên xương sườn 7. Dưới nách 6 tấc (lần đếm từ xương sườn 10 lên).

+ Tác dụng: Đau tức ngực sườn, hen suyễn, khó thở, khắp người đau mỏi nặng nề, đau các khớp, tay chân yếu sức.

Khi một tạng phủ nào có bệnh, hoặc đường kinh nào có bệnh, người ta lấy nguyên huyệt của đường kinh thuộc tạng phủ đó là chủ, và lấy lạc huyệt của đương kinh biểu lý với nó là khách, để tăng cường tác dụng chữa bệnh ở tạng phủ hay đường kinh đó.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét