Theo y học cổ truyền Kinh Túc Thái Âm Tỳ là 1 trong 12 đường kinh mạch chính tuần hành của cơ thể, có quan hệ biểu lý tương ứng với kinh túc dương minh vị. Nó là một đường kinh âm (hướng tâm). Giờ tuần hoàn của kinh này là 9 giờ sáng - 11 giờ sáng.
![]() |
Hình minh họa Kinh Túc Thái Âm Tỳ |
1/ Tên Của Đường Kinh Túc Thái Âm Tỳ
Tên tiếng việt: Kinh Túc Thái Âm Tỳ
Tên tiếng anh: The Spleen Meridian
Tên tiếng Trung: Tai yin Foot / 足太阴脾经 足太陰脾經
2/ Đường đi của kinh
- Khởi đầu là Ẩn bạch và kết thúc Đại bao.
- Kinh mạch tuần hành bắt đầu từ cạnh trong đầu ngón chân cái ( Ẩn bạch/SP1 / Yinbai ) ven theo đó đi lên qua bờ trước mắt cá trong phân bố đến phía sau cẳng chân, men theo cạnh sau xương chày, chéo qua mặt trước của Túc quyết âm Can kinh.
- Đi lên qua cạnh trong khớp gối đến phía trước cạnh trong đùi đi lên cạnh ngoài bụng ( cách mạch nhâm 4 thốn) vào Tỳ thuộc Tỳ liên lạc với Vị.
- Lại hướng lên đi qua cơ hoành, lồng ngực, qua 2 bên hầu họng, đến cuống lưỡi tản vào phía dưới lưỡi.
- Nhánh ở vị từ dạ dày phân ra đi lên thông qua cơ hoành mạch khí đến nuôi tạng tâm.
![]() |
Minh họa đường đi của Kinh Túc Thái Âm Tỳ |
3/ Biểu hiện bệnh lý:
- Tỳ thuộc âm bản thân rất dễ sinh thấp, tỳ không khỏe mạnh thủy thấp đỉnh ở trong, lai cũng dễ bị tà thấp xâm phạm.
- Tỳ bị tà thấp xâm phạm: phát sốt, nặng đầu, đau mình, tay chân rã rời, mệt mỏi, bụng chướng khó chịu, rêu lưỡi trắng dày, mạch nhu hoãn.
4/ Sinh lý:
- Tỳ chủ vận hóa: tiêu hóa, hấp thu, vận chuyển.
- Tỳ thống huyết mạch: có công năng thống nhiếp huyết dịch toàn thân, có quan hệ sinh huyết rất mật thiết.
- Tỳ chủ tứ chi, cơ nhục, khai khiếu ra mồm, vinh nhuận ở môi.
- Tỳ chủ thăng ưa táo ghét thấp
5/ Trị các chứng bệnh:
- Chướng bụng, đau dạ dày, nôn mửa, tả chảy, đầy hơi, vàng da, cứng lưỡi, đau tức cạnh trong đầu gói và đùi.
- Các chứng thấp, bệnh phụ nữ.
6/ Các huyệt trên đường Kinh Tỳ
Kinh Túc Thái Âm Tỳ gồm có 21 huyệt ở một bên, tổng cộng là 42 huyệt 2 bên của cơ thể.
- Ấn bạch/ SP1 / Yinbai / 隐白
- Đại đô/ SP2 / Dadu / 大都
- Thái bạch/ SP3 / Taibai / 太白
- Công tôn/ SP4 / Gongsun / 公孙
- Thương khâu/ SP5 / Shangqiu / 商丘
- Tam âm giao/ SP6 / Sanyinjiao / 三阴交
- Lậu cốc/ SP7 / Lougu / 漏谷
- Địa cơ/ SP8 / Diji / 地机
- Âm lăng tuyền/ SP9 / Yinlingquan / 阴陵泉
- Huyết hải/ SP10 / Xuehai / 血海
- Cơ môn/ SP11 / Jimen / 箕门
- Xung môn/ SP12 / Chongmen / 冲门
- Phủ xá/ SP13 / Fushe / 府舍
- Phúc kết/ SP14 / Fujie / 腹结
- Đại hoành/ SP15 / Daheng / 大横
- Phúc ai/ SP16 / Fu'ai / 腹哀
- Thực đậu/ SP17 / Shidou / 食窦
- Thiên khê/ SP18 / Tianxi / 天溪
- Hung hương/ SP19 / Xiongxiang / 胸乡
- Chu vinh/ SP20 / Zhourong / 周荣
- Đại bao/ SP21 / Dabao / 大包
7/ Vị trí và tác dụng các huyệt trên kinh tỳ
1/ Ẩn bạch
Cái trắng không rõ ràng, cái trắng ẩn náu. (Huyệt Tỉnh thuộc Mộc).
Vị trí: Ở mé trong ngón cái, cách góc móng chân bằng lá hẹ (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Tác dụng: chân lạnh, liệt chân do di chứng trúng phong, đầy bụng, không muốn ăn, nôn, ỉa chảy, băng lậu, điên cuồng, mạn kinh phong.
Thủ thuật: Châm 0,1 - 0,2 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
Chú ý: Kết hợp với Huyết hải, Khí hải, Tam âm giao chữa kinh nguyệt quá nhiều.
2/ Đại đô
Kinh đô lớn. ( Huyệt Huỳnh thuộc Hỏa)
Vị trí: Ở phía trong gốc ngón cái, chỗ lõm mé trong ngón chân( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Tác dụng: Đau bàn chân, đau quanh mắt cá trong, đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, táo bón, ỉa chảy, người nặng nề, sốt không có mồ hôi.
Thủ thuật: Châm 0,1 - 0,3 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
3/ Thái bạch
Rất trắng, trắng nhiều. ( Huyệt Du thuộc Thổ, Huyệt Nguyên).
Vị trí: Ở chỗ lõm dưới xương mé trong bàn chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy).
Tác dụng: Đau, sưng bàn chân, đầy bụng, đau bụng, ăn không tiêu, nôn, kiết lî, táo bón, thổ tả, người nặng nề, khó chịu, sốt không có mồ hôi.
Thủ thuật: Châm luồn kim dưới xương, mũi kim hướng vào lòng bàn chân,sâu 0,3 - 0,4 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
4/ Công tôn
Cháu trai, cháu chung. (Huyệt lạc của kinh túc thái âm tỳ. Nối kinh túc thái âm tỳ với kinh Túc dương minh vị, giao hội với mạch Xung).
Vị trí: Ở sau đốt 1 ngón chân cái 1 tấc, trước mắt cá trong (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành )
Tác dụng: Đau bụng dưới, đau dạ dày, không muốn ăn, nôn, động kinh.
Thủ thuật: Châm 0,5 - 0,8 tấc, luồn dưới xương. Cứu 5 - 10 phút.
Chú ý: Kết hợp với Túc tam lý, Nội quan, Nội đình chữa chảy máu đường tiêu hóa.
5/ Thương khâu
Cái gò buôn bán, Hoặc cái gò buồn rầu. ( Ngũ du huyệt - Huyệt Kinh thuộc Kim).
Vị trí: Ở chỗ lõm dưới mắt cá trong chân, hơi nhích về phía trước (Giáp ất, Đông nhân, Đại thành, Phát huy).
Tác dụng: Đau, sưng mắt cá trong, đau mặt trong đùi, lách to, đầy bụng, sôi bụng, ăn không tiêu, nôn, ỉa lỏng, táo bón, hoàng đản, kinh phong trẻ em, cứng lưỡi.
Thủ thuật: Châm 0,2 - 0,3 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
6/ Tam âm giao
Ba kinh âm giao nhau. ( Huyệt Hội của 3 kinh Thái âm tỳ, Thiếu âm thận, Quyết âm can - ở chân).
Vị trí: Ở trên mắt cá trong 3 tấc, chỗ lõm dưới xương (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
Tác dụng: Sưng, đau cẳng chân, đau do thóat vị, tiêu hóa kém, đầy bụng không muốn ăn, ăn không tiêu, nôn, ỉa chảy, kinh nguyệt không đều, rong kinh, khí hư, bế kinh, di mộng tinh, đau dương vật, đái khó, đái buốt, đái dầm, toàn thân đau nhức nặng nề, mất ngủ.
Thủ thuật: Châm 0,5 - 1 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
7/ Lậu cốc
Cái hang rò rỉ.
Vị trí: Ở trên mắt cá trong 6 tấc, chỗ lõm dưới xương (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Tác dụng: Đau cẳng chân, cẳng chân lạnh và tê, đầy bụng, sôi bụng.
Thủ thuật: Châm 0,5 - 1 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
8/ Địa cơ
Chỗ bí mật trọng yếu. ( Huyệt Khích).
Vị trí: Ở dưới đầu gối 5 tấc ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Tác dụng: Tức bụng, căng tức sườn, không muốn ăn, đau lưng, đái khó, di mộng tinh, trưng hà, kinh nguyệt không đều.
Thủ thuật: Châm 0,5 - 1 tấc. Cứu 10 - 20 phút.
9/ Âm lăng tuyền
Con suối ở quả đồi phía âm. ( Huyệt Hợp thuộc Thủy)
Vị trí: Ở mé trong dưới đầu gối, chỗ lõm dưới xương ống chân ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Tác dụng: Đau sưng gối, đau chân, lạnh trong bụng, không muốn ăn, sườn ngực căng tức, bụng có nước, di tinh, đau dương vật, đái không tự chủ, đái khó, đái dầm.
Thủ thuật: Châm 0,5 - 1 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
10/ Huyết hải
Bể huyết.
Vị trí: Ở mé trong đầu xương bánh chè thẳng lên 2 tấc bờ thịt trắng đỏ (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
Tác dụng: Đau mé trong đùi, kinh nguyệt không đều, rong kinh, mẩn ngứa, dị ứng.
Thủ thuật: Châm 0,5 - 1 tấc. Cứu 10 - 15 phút.
Chú ý: Kết hợp với Khúc trì, Phong thị để chữa mẩn ngứa, dị ứng.
11/ Cơ môn
Cái cửa gần sàng.
Vị trí: Ở trên Huyết hải, khoảng giữa 2 gân phía trong đùi (Tuần kinh); chỗ mạch đập phía trong đùi giữa gân cơ đùi trong (Đại thành).
Tác dụng: Đau, sưng hạch bẹn, bí đái, đái dầm.
Thủ thuật: Châm 0,3 - 0,5 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
12/ Xung môn
Cái cửa khí xông lên. (Huyệt hợp của kinh túc thái âm tỳ và túc quyết âm can - ở chân).
Vị trí: Ở dưới huyệt Đại hoành 5 tấc cách mạch Nhâm 3,5 tấc (Giáp ất).
- Sờ tìm động mạch đùi ở bẹn, lấy huyệt ở sát phía dưới nếp bẹn và ở ngay ngoài động mạch.
Tác dụng: Đau bụng dưới, thoát vị bẹn, bí tiểu tiện.
Thủ thuật: Châm 0,5 - 0,7 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
Chú ý: Tránh châm vào động mạch.
13/ Phủ xá
Cái nhà là nơi chứa giữ vật chất. (Huyệt hội của túc thái âm tỳ, túc quyết âm can và mạch Âm duy).
Vị trí: Ở dưới huyệt Phúc kết 3 tấc, thẳng với hai đầu vú, cách mạch Nhâm 4 tấc (Châm phương). Dưới huyệt Phúc kết 3 tấc, cách đường giữa bụng 4,5 tấc (Đại thành).
Tác dụng: Đau bụng, thoát vị, trưng hà.
Thủ thuật: Châm 0,5 - 0,7 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
Chú ý: Tránh châm vào động mạch. Có thai không châm sâu.
14/ Phúc kết
Rắn chắn ở bụng, dính liền với bụng.
Vị trí: Ở dưới huyệt Đại hoành 1,3 tấc, thẳng với hai đầu vú, cách mạch Nhâm 4 tấc (Châm phương)
Tác dụng: Đau bụng dưới, đau xung quanh rốn, táo bón, kiết lỵ.
Thủ thuật: Châm 0,5 - 1 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
Chú ý: có thai không châm sâu.
15/ Đại hoành
Sang ngang mà to, hoặc sang ngang nhiều nhất. ( Huyệt Hội của kinh Thái âm ở chân với mạch Âm duy).
Vị trí: Ở dưới huyệt Phúc ai 3 tấc, ngang bên rốn, thẳng với hai đầu vú, cách mạch Nhâm 4 tấc ( Châm phương).
Tác dụng: Đau bụng dưới, rối loạn tiêu hóa, táo bón, kiết lỵ.
Thủ thuật: Châm 0,5 - 1 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
Chú ý: Có thai không châm sâu.
16/ Phúc ai
Bi thương trong bụng. ( Huyệt Hội của kinh Thái âm ở chân với mạch Âm duy).
Vị trí: Ở trên Đại hoành 3 tấc, thẳng với hai đầu vú cách mạch Nhâm 4 tấc (Châm phương).
Tác dụng: Đau bụng do không tiêu, rối loạn tiêu hóa, táo bón,kiết lỵ.
Thủ thuật: Châm 0,5 - 1 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
Chú ý: Không châm sâu và chếch mũi kim lên trên vì làm tổn thương gan hoặc lách.
17/ Thực đậu
Cái hang chứa đồ ăn.
Vị trí: Ở dưới huyệt Thiên khê 1,6 tấc cách đường dọc giữa ngực 6 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
Tác dụng: Đau tức ngực, đau dây thần kinh gian sườn.
Thủ thuật: Châm 0,2 - 0,3 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
Chú ý: Không châm sâu vì dễ gây tổn thương phổi.
18/ Thiên khê
Khe suối của trời
Vị trí: Ở khe liên sườn 4 – 5, Nhâm mạch ra 6 thốn, Giơ tay cao để lấy huyệt.
Tác dụng: Sườn ngực chướng đau, bí đái, viêm dạ dày, đau ngực, ho hắng, viêm tuyến vú, sữa không đủ, nấc,…
Thủ thuật: Châm chếch 5 – 8 phân, Cấm châm sâu, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15 phút.
19/ Hung hương
Quê hương của ý chí.
Vị trí: Ở chỗ lõm dưới huyệt Chu vinh 1,6 tấc cách đường dọc giữa ngực 6 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
Tác dụng: Đau tức ngực sườn, đau dây thần kinh liên sườn, quay lưng khó.
Thủ thuật: Châm 0,2 - 0,3 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
Chú ý: Không châm sâu vì dễ gây tổn thương phổi.
20/ Chu vinh
Tưới tốt chung quanh.
Vị trí: Ở chỗ lõm dưới huyệt Trung phủ 1,6 tấc, cách đường dọc giữa ngực 6 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
Tác dụng: Đau tức ngực sườn, ho, đau dây thần kinh gian sườn.
Thủ thuật: Châm 0,2 - 0,3 tấc. Cứu 5 - 10 phút.
Chú ý: Không châm sâu vì dễ gây tổn thương phổi.
21/ Đại bao
Cái bọc to. ( Huyệt Đại lạc của kinh Tỳ).
Vị trí: Ở dưới huyệt Uyển dịch 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Tác dụng: Đau tức ngực sườn, hen suyễn, khó thở, khắp người đau mỏi nặng nề, đau các khớp, tay chân yếu sức.
Thủ thuật: Châm 0,2 - 0,3 tấc. Cứu 5 - 15 phút.
Chú ý: Không châm sâu, dễ gây tổn thương phổi.
Thực hiện bài viết: hovietcan.com
Tham khảo: Nguồn: Châm cứu học tập 1 ( Viện Đông y) - Tổng hợp từ Internet
0 Nhận xét