Kinh cân gồm có 12 kinh được tách ra từ 12 huyệt tỉnh, không vào tạng phủ, chỉ chạy đến gân, cơ, khớp và tỏa nhánh ở ngực, lưng, đầu.
Đường đi và biểu hiện bệnh lý của chúng thuộc về gân cơ.
12 kinh cân là hệ gân cơ của cơ thể vì đường đi của chúng giống 12 kinh chính, được 12 kinh chính nuôi dưỡng nên chúng giống tên 12 kinh chính.
Khái Niệm Kinh Cân
Là hệ thống nơi mà khí của 12 kinh chính: kết, tụ, tán, lạc tại gân thịt và các khớp.
Xuất phát từ các mút của tứ chi đi lên đầu mặt, ngực, bụng.
Mỗi khi đến vị trí của các khớp thì kết tụ ở đó (mắt cá chân, kheo chân, đầu gối, mông, cổ tay, khuỷu tay, nách, đùi, cổ.
Đến thành ngực, thành bụng hoặc khoang ngực, khoang bụng thì phân tán thành từng mảng.
Không liên lạc, trực thuộc tạng phủ nào.
Liên kết trói buộc xương khớp trong cơ thể, cai quản vận động của các khớp.
Phụ thuộc vào hệ thống cân mạch của 12 kinh chính và tạo thêm một hệ thống đường kinh vận hành kinh khí đi khắp nơi trong cơ thể.
Trương Cảnh Nhạc có chú giải về vấn đề này như sau: “Kinh cân có nhiệm vụ nối liền đến trăm hài cốt; do đó nó thắt chặt, liên lạc toàn thân và đều có chỗ định vị của nó. Tuy rằng kinh cân có những đường vận hành tương đồng với kinh mạch, thế nhưng những chỗ kết, chỗ thịnh của kinh cân đều nằm ở các khoảng của khê cốc. Đó là vì cân khí hội nhau ở những nơi cốt tiết. Cân thuộc Mộc, hoa của nó ở trảo, vì thế 12 kinh cân đều khởi lên từ những móng tay chân, sau đó chúng thịnh lên ở phụ cốt, kết ở khuỷu tay và cổ tay, ràng buộc vào đầu gối, liên hệ với cơ nhục, lên trên đến cổ và gáy, chấm dứt ở đầu và mặt.
Chương 13 sách linh khu:
- 3 kinh cân dương/ chân (Bàng quang, Đởm, vị): hợp ở xương hàm trên
- 3 kinh cân âm/ chân (Tỳ, Can, Thận): hợp ở bộ phận sinh dục
- 3 kinh cân dương/ tay (Tam tiêu, Tiểu trường, Đại trường): hợp ở hai bên sọ (Đầu duy).
- 3 kinh cân âm/ tay (Phế, Tâm bào, Tâm): hợp ở bên lồng ngực.
Thập nhị cân kinh
- Thủ thái âm cân kinh (Phế)
- Thủ dương minh cân kinh (Đại trường)
- Túc dương minh cân kinh (Vị)
- Túc thái âm cân kinh (Tỳ)
- Thủ thiếu âm cân kinh (Tâm)
- Thủ thái dương cân kinh (Tiểu trường)
- Túc thái dương cân kinh (Bàng quang)
- Túc thiếu âm cân kinh (Thận)
- Thủ quyết âm cân kinh (Tâm bào)
- Thủ thiếu dương cân kinh (tam tiêu)
- Túc thiếu dương cân kinh (Đởm)
- Túc quyết âm cân kinh (Can)
Thực hiện bài viết: hovietcan.com
Nguồn tham khảo: nhiều nguồn.
0 Nhận xét