80 Vị Thuốc Đông Y Cổ Truyền Thường Dùng – Nền Tảng Vững Chắc Cho Y Sĩ, Bác Sĩ YHCT

Từ ngàn xưa, mỗi thảo dược Đông y đều mang trong mình một linh khí riêng biệt, góp phần nuôi dưỡng sự sống, hóa giải bệnh tật.

Trong hành trình đào tạo Y sĩ và Bác sĩ Y học cổ truyền (YHCT), việc nắm vững 80 vị thuốc Đông y cơ bản chính là bước đầu tiên trên con đường khám phá kho tàng y lý thâm sâu.

Bài viết này xin gửi đến quý thầy cô, học viên và những tâm hồn yêu mến Đông y bộ 80 vị thuốc thường dùng — chuẩn chỉnh theo chương trình đào tạo chính quy tại Việt Nam.

80 Vị Thuốc Đông Y Cổ Truyền Thường Dùng – Nền Tảng Vững Chắc Cho Y Sĩ, Bác Sĩ YHCT

📒1. Vai trò của 80 vị thuốc Đông y trong đào tạo Y học cổ truyền

Xây nền vững chắc: Giúp sinh viên nhận diện đặc điểm, công dụng, tính vị - quy kinh của từng vị thuốc.

Hiểu nguyên lý phối ngũ: Là cơ sở để sinh viên tập luyện cách kết hợp thảo dược thành các bài thuốc hoàn chỉnh.

Ứng dụng lâm sàng: Thành thạo 80 vị thuốc giúp chẩn đoán, biện chứng luận trị và kê đơn thuốc linh hoạt theo bệnh chứng thực tế.

Kế thừa tinh hoa: Bảo tồn nguyên vẹn tinh thần "biện chứng luận trị" cổ truyền, đồng thời vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh y học hiện đại.

📚2. Danh sách 80 vị thuốc Đông y thường dùng: Tên, Bộ phận dùng, Tính vị - Quy kinh, Công dụng, Liều dùng

Dưới đây là những vị thuốc kinh điển, chia nhóm để dễ học, dễ nhớ:

STT

Tên thuốc

Bộ phận dùng

Tính vị - Quy kinh

Công dụng

Liều dùng

Thuốc Tân Ôn Giải Biểu (Phát tán phong hàn)

1

Bạch chỉ

Rễ

Vị Cay, tính ấm – vào kinh Phế, Vị, Đại trường

Tán phong hàn (cảm mạo phong hàn, chữa đau đầu, trán răng, giải độc bài nùng: mụn nhọt, viêm tuyên vú)

3–12gr/ Ngày

2

Ma hoàng

Toàn cây bỏ rễ và đốt

Vị cay, đắng, tính ấm - Phế, Bàng quang, Đại trường

Cảm mạo phong hàn không ra mồ hôi, bình suyễn, hen phế quản, lợi niệu tiêu thủng: viêm cầu thận cấp dị ứng do lạnh.

6–12gr/ Ngày

3

Tía tô

Lá (Tô diệp), Cành (Tô Ngạnh), Hạt (Tô tử)

Vị cay, tính ấm – vào kinh Phế, Tỳ

Tán phong hàn: cảm mạo phong hàn, giải độc: Viêm tuyến vú, ngộ độc thức ăn do cua cá, Khư đờm chỉ khái (tô tử): viêm hen phế quản, lý khí giải uất (tô ngạnh): An thai, chữa nôn mữa, ngực bụng đầy trướng.

4–12gr/ Ngày

Thuốc Tân Ôn Giải Biểu (Phát tán phong nhiệt)

4

Cát căn (sắn dây)

Rễ củ

Vị ngọt, tính mát – Vào kinh Tỳ, Vị

Phát tán phong nhiệt: cảm mạo phong nhiệt; Sinh tân chỉ khát (mất nước do sốt); Làm mọc các nốt ban chẩn, ban, sởi.

4–8gr/ Ngày

5

Sài hồ

Thân rễ

Vị đắng, tính bình - Can, Đởm

Phát tán phong nhiệt: cảm mạo phong nhiệt bán biểu bán lí, sốt rét, miệng đắng, mắt đỏ; Sơ can giải uất: suy nhược thần kinh, rối loại kinh nguyệt, thống kinh;Thăng dương tự hãm: sa nội tạng.

4–12gr/ Ngày

6

Thăng ma

Thân Rễ

Vị đắng tính hơi hàn – vào kinh Phế, Tỳ, Vị, Đại trường

Cảm mạo phong nhiệt; Thăng dương cự hãm: sa sinh dục, sa dạ dày; Giải độc, thanh vị nhiệt: loét miệng lưỡi, đau răng lợi, thúc đẩy mọc ban.

4–8gr/ Ngày

7

Bạc hà

Toàn than trên mặt đất

Vị cay nhẹ, tính mát – Vào kinh Phế, Can

Phát tán phong nhiệt: cảm mạo phong nhiệt; Lương huyết nhuận phế, viêm họng, nhứt đầu mắt đỏ; Làm mọc các nốt ban chẩn trong sởi, phát ban, thủy đậu.

12–20gr/ Ngày (Thuốc sắc)

Thuốc Trừ Thấp

8

Tang ký sinh

Thân, cành, lá, quả thực vật ký sinh trên cây dâu tằm

Vị đắng, tính bình – Vào kinh Can, Thận

Trừ phong thấp: đau xương khớp; Bổ can thận, mạnh gân xương; Dưỡng huyết an thai, xuống sữa; Hạ huyết áp

12–20gr/ Ngày

9

Phòng phong

Thân Rễ

Vị cay, ngọt, tính hơi ấm – Vào Kinh Can, Bàng quang

Phát tán giải biểu, trừ phong thấp; Chữa đau dây thần kinh, co cứng các cơ, đau các khớp; Giải dị ứng, ngoại cảm phong hàn.

3–9gr/ Ngày

10

Khương hoạt

Thân Rễ

Vị cay, đắng, tính ôn – vào kinh Bàng quang, Can, Thận

Phát tán phong hàn, phong thấp, giảm đau; Chữa viêm khớp mạn, đau dây thần kinh, đau cơ do lạnh, chủ yếu dùng phần trên cơ thể

3–9gr/ Ngày. Thuốc sắc hay hoàn tán

11

Độc hoạt

Rễ

Vị đắng, cay, tính ôn – Vào kinh Thận, Bàng quang

Trừ phong thấp: chữa đau khớp, đau xương, đa dây thần kinh, hay dung cho đau lưng trở xuống, cảm mạo do lạnh

3–9gr/ Ngày. Thuốc sắc

12

Phục linh (Bạch linh, Bạch Phục linh)

Thân rễ cây khúc khắc

Thể nấm (khối nấm)

Vị ngọt nhạt, tính bình – Vào kinh Can, Thận, Vị

Trừ phong thấp: đau cơ xương khớp; thần kinh Thanh nhiệt; viêm khớp tiến triển có sưng nóng đỏ đau. Giải độc mụn nhọt.

4–10gr/ Ngày

13

Ngũ gia bì

Vỏ thân

Vị cay, tính ôn – vào kinh Can, Thận

Mạnh gân cốt, trừ phong thấp, tang trí nhớ; Chữa đau khớp, đau xương, đau thần kinh ngoại biên, người già gầy yếu, phù thủng

10–20gr/ Ngày

14

Thiên niên kiện

Thân rễ

Vị cay, đắng, hơi ngọt, tính ôn – vào kinh Can, Thận

Chữa phong thấp, khớp xương đau nhức; Bổ can thận, kiện gân cốt: làm khỏe mạnh gân xương, nhất là trẻ chậm biết đi

5–10rgr/ Ngày

15

Cây xấu hổ (Mắc cở)

Rễ, Cành lá

Vị ngọt, tính hơi hàn, có ít độc – vào kinh Can, Tâm

An thần, giảm đau, trừ phong thấp; Chữa mất ngủ, thấp khớp, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu

6–12gr/ Ngày

16

Lá lốt

Toàn cây

Vị cay, mùi thơm, tính ấm – vào kinh Tỳ, Vị

Ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống; chữa đau do phong hàn thấp, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, chảy nước mũi hôi.

6–12rgr/ Ngày

17

Trạch tả

Thân củ đã chế biến

Vị ngọt, tính hàn – vào kinh Thận, Bàng quang

Lợi tiểu, thẩm thấp, tả hỏa: chữa phù thủng, viêm đường niệu, sỏi đường niệu, tiêu chảy

16–18rgr/ Ngày

Thuốc Hoạt Huyết

18

Xuyên khung

Thân Rễ

Vị cay, tính ấm – vào kinh Can, Đởm, Tâm bào

Hoạt huyết, khử ứ, thống kinh, bế kinh, kinh nguyệt không đều; Hành khí, chỉ thống: đau ngực sườn, tình chí uất kết, đau cơ xương khớp; Giaỉ độc mụn nhọt

4–8gr/ Ngày

19

Ích mẫu

Thân lá

Vị hơi Đắng, cay, tính lạnh - vào kinh Can, Tâm

Hoạt huyết, điều kinh: chữa kinh nguyệt không điều, thống kinh, đẻ khó, thai không xuống; Giảm đau do xung huyết do ngã; Lợi niệu tiêu thủng: mụn nhọt, viêm tuyến vú

6–12gr/ Ngày

20

Ngưu tất

Thân rễ

Vị đắng, chua, tính bình – vào kinh Can, Thận

Hoạt huyết thư cân: thống kinh, bế kinh, đau cơ xương khớp; Chữa ra máu do sỏi, tiểu buốt; Giaỉ độc: họng sưng đau, loét miệng, răng lợi đau

6–12gr/ Ngày

21

Đào nhân

Nhân hạt quả đào long

Vị khổ cam đắng, ngọt, tính bình - Tâm, Can, Đại trường

Hoạt huyết khử ứ: thống kinh, ứ sản dịch, viêm tấy, sang chấn; Nhuận trường thông tiện: táo bón do mất tân dịch

4–12gr/ Ngày

22

Hồng hoa

Hoa phơi hay sấy khô

Vị cay, tính ấm – vào kinh Tâm, Can

Phá ứ huyết, sinh huyết mới; Chữa kinh nguyệt bế tắc, ứ huyết sau sanh, thai chết lưu, viêm dạ con, viêm buồng trứng, giải nhiệt, ra mồ hôi

3–8gr/ Ngày

23

Nghệ vàng

Thân rễ (Khương hoàng), rễ củ (Uất kim)

Khương hoàng vị cay, đắng, tính ôn – vào kinh Tâm, Can, Tỳ; Uất kim vị cay đắng, ngọt, tính mát vào kinh Tâm, Phế, Can

Khương hoàng: phá huyết thông kinh (thống kinh, bế kinh, sang chấn, đau cơ xương khớp), đau dạ dày, đau ngực sườn; Uất kim: đau bụng do bế kinh, đau dạ dày, đau ngực sườn, lương huyết, chỉ huyết (ho ra máu, tiểu máu, chảy máu cam)

2–10gr/ Ngày

24

Đan sâm

Thân Rễ

 

Nhận biết: Hoa của cây mọc thành chum dài, có màu đỏ tím hoặc tím nhạt

Vị đắng, hơi lạnh – Vào kinh Can, Thận

Hoạt huyết, khử ứ: đau thắt ngực, thống kinh, bế kinh, sang chấn, đau cơ xương khớp, đau dạ dày; Thanh nhiệt lương huyết: mụn nhọt sốt cao; Dưỡng tâm an thần, bổ huyết: mất ngủ, thiếu máu

4–8gr/ Ngày

Thuốc Hành Khí

25

Hương phụ

Rễ củ

Vị cay, hơi đắng, tính ấm – vào kinh Can, Tam tiêu

Đau dạ dày, thần kinh ngoại biên, co thắc các cơ; Giải uất: ngực sườn đầy tức, đầy bụng, tình chí uất ức; Điều kinh giải uất: rong huyết, kinh nguyệt không đều, thống kinh, đại tiện ra máu, nôn ra máu; Kích thích tiêu hóa; Chữa ứ sữa, viêm tuyến vú

4–8gr/ Ngày

26

Sa nhân

Quả hạt gần chin, toàn quả (sắc sa), hạt bỏ vỏ (sa nhân)

Vị cay đắng, tính ấm – vào kinh Tỳ, Vị, Thận

Hành khí, chỉ thống: chữa khí trệ gây ứ đọng thức ăn, sườn đầy tức, nôn, tiêu chảy, ăn kém, an thai

4–8gr/ Ngày

27

Trần bì

Vỏ quýt già chín phơi khô để lâu năm

Vị cay, đắng, tính ấm – vào kinh Tỳ, Phế

Kiện tỳ, hành khí, hóa đờm. Chữa chứng khí trệ, nôn mửa, ăn chậm tiêu, ho nhiều đờm.

4–6gr/ Ngày

28

Hậu phác

Vỏ thân

Vị cay, đắng, tính ấm – vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường

Ôn trung, táo thấp. Chữa đầy bụng, trướng, tức ngực, khó thở, táo bón, dạ dày do Tỳ vị hư hàn, nôn mửa, trừ đờm

4–8 gr/ Ngày

Thuốc Bổ Huyết

29

Đương quy

Thân Rễ

Vị ngọt đắng, tính ôn - Tâm, Can, Tỳ

Bổ huyết, bổ ngũ tạng: thiếu máu; Hoạt huyết: chữa thống kinh, rong kinh, đau cơ xương khớp; Nhuận trường, táo bón

6–12 gr/ Ngày

30

Thục địa (Địa bổ máu)

Rễ củ cây địa hoàng đã qua chế biến

Vị ngọt, tính ấm – vào kinh Can, Tâm, Thận

Tư âm dưỡng huyết: thiếu máu, đau đầu chóng mặt, tóc bạc; Tư bổ thận âm: đau thắt lưng, ù tai,di tinh; Sinh tân chỉ khát: khô khát

8–16 gr/ Ngày

31

Bạch thược

Rễ

Vị đắng, tính hơi hàn – vào kinh Can, Tỳ

Bổ huyết chỉ huyết: ho ra máu, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh; Điều kinh, kinh nguyệt không đều, thống kinh do huyết hư, Nhu can thư cân: đau đầu chóng mặt do can khí uất kết

6–12 gr/ Ngày

32

Hà thủ ô

Rễ củ

Vị đắng, chát, tính ấm – vào kinh Can, Thận

Bổ khí huyết, thiếu máu, khí huyết hư; Tư bổ can thận âm: đau thắt lưng, di tinh, liệt dương, tóc bạc, đạo hãn; Nhuận trường: táo bón

8–16 gr/ Ngày

Thuốc Bổ Khí

33

Đại táo

Quả chín phơi khô (cơm quả)

Vị ngọt, tính bình- vào kinh Tỳ, Vị

Kiện tỳ chỉ tả: tiêu chảy do tỳ hư; Bổ huyết chỉ huyết: huyết hư, xuất huyết, Dưỡng tâm an thần: tâm phiền, mất ngủ

8–12gr/ Ngày

34

Cam thảo

Thân Rễ

Ghi chú: Không dung cùng Đại kích, Hải tảo, Cam toại, Nguyên hoa

Vị ngọt, tính bình – vào 12 đường kinh. Chích thảo tính hơi ôn

Bổ trung khí, dưỡng huyết; Hoãn cấp chỉ thống: đau dạ dày, đau bụng; Nhuận phế, chỉ ho; Tả hỏa giải độc; Dẫn thuốc và điều hòa vị thuốc

2–12 gr/ Ngày

35

Hoài sơn

Rễ Củ

Vị ngọt, tính bình – vào kinh Tỳ, Vị, Phế, Thận

Kiện tỳ, chỉ tả: tỳ vị hư nhược; Bổ phế: phế khí hư nhược; Ích thận cố tinh: thận hư, bạch đới; Giải độc: viêm vú

8–20 gr/ Ngày

36

Hoàng kỳ (Huỳnh kỳ)

Thân Rễ

Vị cam, tính ôn – vào kinh Tỳ, Phế

Bổ khí trung tiêu, ích khí, cố biểu, liễm lãm, lợi niệu, tiêu, phù; Giải độc trừ mũ, trừ tiêu khác, sinh tân: đái đường

6–16gr/ Ngày

37

Bạch truật

Thân rễ

Vị đắng, ngọt, tính ấm - Tỳ, Vị

Kiện tỳ, táo thấp; Kiện vị, tiêu thực: ăn kém đầy chướng; Cố biểu, liễm hãm, An thai, chỉ huyết

6–12 gr/ Ngày

38

Đẳng sâm

Rễ

Vị ngọt, tính hơi ấm - Tỳ, Phế

Bổ tỳ vị, sinh tân dịch: ăn kém, ngủ ít, cơ thể suy nhược; Ích khí, bổ phế: phế khí hư nhược, lợi niệu, phù thận

6–12gr/ Ngày

Thuốc Bổ Âm

39

Câu kỷ tử

Quả chín phơi khô

Vị ngọt, tính bình – vào kinh Can, Thận, Phế

Tư bổ can thận minh mục: đau thắt lưng, chóng mặt, mờ mắt, ù tai; Bổ phế âm ho khan, Sinh tân chỉ khác: tiểu đường; Ích khí dưỡng huyết

4–16 gr/ Ngày

40

Mạch môn

Rễ củ

Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn – vào kinh Tâm, Phế, Vị

Nhuận phế sinh tân: ho khan; Dưỡng âm, Sinh tân: khác do vị nhiệt, khát do âm hư, sốt cao gây mất tân dịch; Lợi niệu, tiêu thủng

6–15 gr/ Ngày

41

Sam sâm

Rễ

Vị ngọt, hơi đắng, tính mát - Phế, Vị

Dưỡng âm thanh phế: ho khan; Dưỡng vị sinh tân: khát, táo bón, mất nước do nhiệt; Khư đàm chỉ khái: ho, viêm phế quản mạng; Nhuận tràng thông tiện

10–15 gr/ Ngày

Thuốc Bổ Dương

42

Đỗ trọng

Vỏ thân

Vị cay ngọt, tính ôn – vào kinh Can, Thận

Bổ can thận, kiện gân cốt: đau thắt lưng, mỏi gối, liệt dương; Bình can tiềm dương: tang huyết áp; An thai: động thai ra máu

6–12 gr/ Ngày

43

Ba kích

Rễ củ

Vị cay ngọt, tính ấm – vào kinh Tỳ, Can, Thận, Tâm

Ôn thận tráng dương: tang huyết áp; Khu phong thấp: đau thần kinh cơ xương khớp

8–12g gr/ Ngày. Thuốc sắc hay hoàn tán

44

Cẩu tích

Thân rễ

Vị đắng, ngọt, tính ấm – vào kinh Can, Thận

Bổ can thận, mạnh gân cốt: đau thắt lưng gối, liệ dương, di tinh, tảo tiết, đới hạ, đái đường; Khư phong thấp: đau thần kinh cơ xương khớp

6–12 gr/ Ngày

Thuốc Thanh Nhiệt

45

Bồ công anh

Thân mang lá

Vị đắng, ngọt, tính lạnh – vào kinh Can, Tiểu trường, Vị

Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tán kết, thông lâm; Chữa viêm tuyến vú, viêm hạch, viê đường tiết niệu, mụn nhọt, đau họng, mắ sưng đỏ đau

8–30 gr/ Ngày

46

Kim ngân hoa

Nụ Hoa

Vị ngọt, tính lạnh – vào kinh Phế, Tâm, Vị, Tỳ

Thanh nhiệt giải độc. Chữa ung nhọt ban sởi, mày đay, lở ngứa; Các bệnh truyền nhiễm, viêm họng, nhiễm trùng, giải dị ứng

12–16gr/ Ngày. Thuốc sắc hay hãm

47

Liên kiều

Quả khô

Vị đắng, tính hơi lạnh – Vào kinh Tâm, Phế, Tam tiêu

Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm: chữa mụn nhọt, viêm nhiễm; Giãn mạch hạ áp: cường tim và mạch máu nhỏ

6–15 gr/ Ngày

48

Rau sam

Toàn cây trừ rễ

Vị chua, tính hàn  - vào kinh Can, Tâm, Tỳ

Lương huyết, chỉ huyết: ung nhọt, huyết lỵ, phụ nữ bang lậu, xích bạch đới hạ, viêm loét cổ tử cung, viêm đường tiết niệu, táo bón

6–12 gr/ Ngày

49

Sài đất

Toàn cây

Vị hơi đắng, mặn, tính mát – vào kinh Can, Thận

Thanh nhiệt giải độc: ban rôm sẩy, ho, viêm họng, mụn nhọt sưng tấy, viêm ngoài da

20–40 gr/ Ngày

50

Xạ cạn

Thân rễ cây rẻ quạt

Vị đắng cay, tính hàn, có độc – vào kinh Phế, Can

Thanh nhiệt giải độc, tiêu đàm, sát trùng, tán huyết: hầu họng sưng đau, ho, đờm, sốt, tiểu không thông, sưg vú, tắc tia sữa, rắn cắn

4–12 gr/ Ngày

51

Tri mẫu

Thân Rễ

Vị đắng, ngọt, tính hàn - Phế, Vị, Thận

Thanh nhiệt giáng hỏa, tư âm nhuận phế, nhuận trường: phiền khát, đại tiện táo, tiểu vàng ít, ho, sốt về chiều, mồ hôi trộm, tiêu khát

6–12 gr/ Ngày

52

Hoàng cầm

Rễ

Vị đắng, tính lạnh – vào kinh Tâm, Phế, Đởm, Đại trường

Thanh nhiệt táo thấp, lương huyết an thai: chữa lỵ, tiêu chảy, nhiễm trùng, sốt cao, sốt rét, viêm phổi, mụn nhọt, động thai, cao huyết áp, xuất huyết, chảy máu cam

9–30gr/ Ngày

53

Nhân trần

Thân, cành mang lá và hoa

Vị cay, tính lương – vào kinh Can, Đởm, Bàng quang

Thanh thấp nhiệt, giải nhiệt, phat hãn, giải đờm; Vàng da, sản hậu, tiểu tiện ít, ho nhiều đờm

10–15 gr/ Ngày

54

Diệp hạ châu

Toàn cây trừ rễ

Vị đắng hơi ngọt, tính mát – vào kinh Can, Phế

Thanh can, lương huyết, sát trùng, giải độc, chữa sỏi thận, sỏi mật, viêm gan siêu vi B, gan nhiễm mỡ

12–16 gr/ Ngày

55

Thiên hoa phấn

Rễ củ

Vị đắng, hơi ngọt, tính lạnh – vào kinh Phế, Vị

Thanh nhiệt sinh tân, phát mủ; Phối hợp với thuốc khác điều trị đái tháo đường, mụn nhọt, hoàng đản, viêm tuyến sữa, rốt rét, quai vị

5–20 gr/ Ngày

56

Huyền sâm

Rễ phơi khô

Vị ngọt, mặn, đắng, tính mát – vào kinh Phế, Thận

Tư âm giáng hỏa, sinh tân chỉ khát, ích tinh, lợi yết hầu, tán kết, nhuận táo. Chữa chứng sốt do hư nhiệt hay thực nhiệt, các chứng họng sưng đau đỏ, viêm phế quản mạn, lạo hạch, thương hàn, phát ban

8–16 gr/ Ngày.

Chú ý: thận trọng ở phụ nữ có thai, kỵ lê lô

57

Sinh địa

Rễ củ cây địa hoàng sấy nhẹ

Vị ngọt, đắng, tính hàn – vào kinh Tâm, Can, Thận

Thanh nhiệt lương huyết, tư âm giáng hỏa: sốt cao khát nước, miệng khô, nôn ra máu, bệnh ngoài da do huyết nhiệt, chàm lở ngứa, tiểu đường

9–15 gr/ Ngày

58

Cúc hoa

Hoa phơi khô

Vị ngọt, tính mát – Vào kinh Phế, Can, Thận

Phát tán phong nhiệt, giải độc giáng hỏa. Chữa nhức đầu hoa mắt, chóng mặt, cảm phong nhiệt, mụn nhọt, đau mắt đỏ, huyết áp cao

8–12 gr/ Ngày

Thuốc An Thần

59

Táo nhân

Nhân hạt phơi khô của quả táo chua

Vị chua, tính bình – vào kinh Tâm, Tỳ

Dưỡng tâm an thần, hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt mất ngủ, hay quên; Liễm hãn sinh tân: khát, đạo hãn, tự hãn

4–12 gr/ Ngày

60

Bá tử nhân

Nhân hạt cây trắc bá

Vị ngọt, tính bình – vao kinh Tâm, Tỳ

Dưỡng tâm an thần, hồi hộp, tự hãn, mất ngủ, hay quên, đa mộng, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể; Chữa động kinh – Nhuận trường thông tiện

3–9 gr/ Ngày

61

Viễn chí

Rễ hay vỏ rễ bỏ hết lõi

Vị đắng, cay, tính ôn – vào kinh Phế, Tâm, Thận

Dưỡng tâm an thần: mất ngủ, quên, chóng mặt, hồi hộp; Hóa đàm chỉ khái: ho có đờm; Giải độc: mụn nhọt, sưng đau, giải ngộ độc Phụ tử; Cố tinh: di tinh do thận dương hư

4–10 gr/ Ngày

62

Lạc tiên (Long châu quả)

Toàn cây trừ rễ

Vị ngọt nhạt, tính mát – vào kinh Tâm, Can

Thanh tâm, an thần: hồi hộp, mất ngủ; Thanh can minh mục; Đau mắt đỏ

4–6 gr/ Ngày

63

Long nhãn (Nhục nhãn)

Cơm quả

Vị ngọt, tính bình – vào kinh Tâm, Tỳ

Dưỡng huyết an thần: mất ngủ, thiếu máu; Kiện tỳ: ăn kém, suy nhược cơ thể

3–6 gr/ Ngày

64

Phục thần

Củ phục linh giữa có lõi gỗ

Vị ngọt, nhạt, tính bình – vào kinh Tâm, Phế, Thận, Tỳ, Vị

Dưỡng tâm, bổ tỳ, lợi tiểu; Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, an thần, di mộng tinh, đau đầu, chóng mặt

4–12 gr/ Ngày

Thuốc Khai Khiếu

65

Xương bồ

Thân rễ

Vị cay, tính ấm, có mùi thơm - vào kinh Tâm, Can, Tỳ

Khai khiếu tinh thần: hôn mê, trúng phong, bế chứng, say nắng; Dưỡng tâm an thần: hồi hộp mất ngủ; Hóa đàm chỉ khái bình suyễn: ho, hen, viêm phế quản; Hành khí chỉ thống: đau dạ dày, bụng do lạnh

3–8 gr/ Ngày

Thuốc Bình Can Tức Phong

66

Câu đằng

Dùng đoạn than có móc câu

Vị ngọt, tính hàn – vào kinh Can, Tâm

Bình can tiềm dương: đau đầu, hoa mắt, tang huyết áp do can dương vương vượng; Trấn kinh tức phong: co giật do sốt cao; Thanh nhiệt, thấu chẩn đạt biểu: làm mọc các nốt ban sởi

12–30 gr/ Ngày

Thuốc Trừ Hàn

67

Ngải diệp

Lá ngải cứu phơi khô

Vị đắng, thơm, tính ấm – vào Can, Tỳ, Thận

Tán hàn, chỉ thống: đau bụng do lạnh, thống kinh; Ôn kinh chỉ huyết: rong kinh, đa kinh do tỳ vị hư hàn; An thai: tử cung hư hàn, phong hàn gây động Thai

12–20 gr/ Ngày

68

Can khương

Thân rễ Gừng làm khô

Vị cay, tính nóng – vào kinh Tỳ, Vị, Tâm, Phế, Thận, Đại trường

Ôn trung tán hàn: sôi bụng, đau bụng ỉa chảy, nôn mửa do tỳ vị hư hàn, cơn đau dạ dày; Hồi dương cứu nghịch: trụy tim mạch, choáng; Ôn kinh chỉ huyết: ho ra máu kéo dài; Ôn phế chỉ khái: ho suyễn do lạnh

4–20 gr/ Ngày

69

Nhục quế

Vỏ thân cây quế

Vị cay, ngọt, tính đại nhiệt (rất nóng) – vào kinh Can, Thận

Hồi dương cứu nghịch: trụy mạch, choáng; Khư hàn chỉ thống: đau bụng, ỉa chảy, thống kinh do lạnh; Ôn thận hành thủy: tay chân lạnh, sợ lạnh, lưng gối mềm yếu, hoạt tinh, liệt dương; Ôn kinh chỉ huyết: nôn ra máu, đi ngoài ra máu, bang huyết do hàn

1–5 gr/ Ngày

70

Phụ tử

Rễ củ con của cây ô đầu

Vị cay, ngọt, Tính đại nhiệt (rất nóng) – vào 12 đường kinh

Hồi dương cứu nghịch: trụy mạch, choáng; Khư hàn chỉ thống: đau thần kinh, cơ xương khớp; Ôn thận hành thủy: đau thắt lưng, lưng gối mềm yếu, phù thủng; Ôn kiện tỳ vị: ỉa chảy mạn tính, đau dạ dày

4–12 gr/ Ngày

Thuốc Tả Hạ

71

Đại hoàng

Thân rễ

Vị đắng, tính lạnh – vào kinh Tỳ, Vị, Tâm, Đại trường, Can

Tả hỏa giải độc; Thanh trường thông tiện: vị tràng thực nhiệt bí kết; Trục ứ thông kinh: sang chấn ứ huyết

Chú ý: không dung cho phụ nữ có thai, có kinh nguyệt

4–6gr/ Ngày

Thuốc Chỉ Khái

72

Cát cánh

Thân Rễ

Vị đắng, cay, hơi ấm – vào kinh Phế

Khư đàm chỉ khái; Thông phế long đờm; Trừ mủ, tiêu viêm

3–9gr/ Ngày

73

Hạnh nhân

Nhân hạt mơ

Vị đắng, tính bình - Phế, Đại trường

Ôn phế, giáng khí, bình suyễn, nhuận phế: ho, hen suyễn; Nhuận trường thông tiện: táo bón

4–12gr/ Ngày

Thuốc Trừ Đàm

74

Bán hạ

Rễ củ cây bán hạ chế với nước gừng

Vị cay, hơi ấm – vào kinh Tỳ, Vị, Phế

Táo thấp, hóa đờm: đàm thấp, ho đàm, viêm phế quản mạn; Giáng nghịch chỉ ẩu: nôn mửa do lạnh, nôn do có thai; Hóa đàm tán kết: lao hạch, họng đau; Nhuận trường: táo bón do hư hàn; Giải độc chỉ thống: rắn cắn, mụn nhọt

3–9gr/ Ngày. Thuốc sắc hay hoàn tán

Thuốc Cầm Máu

75

Hòe hoa

Nụ hoa sắp nở

Vị đắng, tính lạnh – vào kinh Can, Đại trường

Lương huyết, chỉ huyết: chảy máu cam, rong kinh, đại tiện ra máu, trĩ ly chảy máu, phụ nữ bang huyết, đại tiểu tiện ra máu (sao cháy); Bình can tiềm dương: tang huyết áp (sao vàng); Thanh phế chống viêm, viêm thanh quản gây khàn tiếng (sao vàng sắc uống); Làm bền thành mạch do có chứa chất Rutin. Chú ý: không dung cho phụ nữ có thai

6–12 gr/ Ngày

Thuốc Cố Sáp

76

Ngũ vị tử

Quả chín

Vị chua, tính ấm – vào kinh Phế, Thận

Cố biểu liễm hãn: đạo hãn, tự hãn; Ích thận cố tinh: hoạt tinh; Liễm phế chỉ khái: ho, suyễn; Sinh tân chỉ khát: mất tân dịch

2–4 gr/ Ngày

77

Sơn thù du

Thịt Quả chín phơi, sấy khô của cây táo sơn thù

Vị chua, tính hơi ôn – vào kinh Can, Thận

Bổ can thận cố tinh: liệt dương, di tinh, di niệu, ù điếc tai, đau thắt lưng, chóng mặt hoa mắt; Cố biểu liễm hãn: đạo hãn, tự hãn

4–12 gr/ Ngày

Thuốc Lợi Tiểu

78

Mã đề

Thân lá

Vị ngọt, tính lạnh – vào kinh Can, Thận, Phế, Tiểu trường

Thanh nhiệt, lợi tiểu, lợi phế, tiêu thủng, khử đàm; Chữa viêm bang quang, tiểu gắt, phù do thận, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi

16–20 gr/ Ngày

79

Sa tiền tử

Hạt của cây mã đề

Vị ngọt, tính mát – vào kinh Can, Thận, Tiểu trường

Thanh nhiệt lợi thấp, Thanh can sáng mắt, Ích thận cố tinh

12–14 gr/ Ngày

80

Râu mèo

Toàn cây

Vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát – vào kinh Thận, Bàng quang

Thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp, chữa rối loạn tiêu hóa, thấp khớp đau lưng, đau nhức xương khớp, viêm thận cấp mạn, sỏi niệu đạo, viêm bàng quang

8–12gr/ Ngày

🌿3. Các bài thuốc cổ phương thường dùng những vị thuốc này:

80 vị thuốc bạn liệt kê đều là linh hồn trong vô vàn bài thuốc cổ phương bất hủ.

Mỗi vị thuốc không đứng riêng lẻ, mà hòa quyện vào những bài thuốc kinh điển, từng cứu sống hàng triệu người qua bao thế hệ.

Mình sẽ điểm ngay cho bạn một số bài thuốc cổ phương cực kỳ nổi tiếng, nơi những vị thuốc này tỏa sáng như những ngôi sao giữa bầu trời Đông y:

3.1. Ma hoàng thang (麻黃湯)

Vị thuốc liên quan: Ma hoàng, Quế chi, Hạnh nhân, Cam thảo

Công dụng: Phát hãn giải biểu, bình suyễn chỉ khái.

Ứng dụng: Cảm mạo phong hàn, sốt cao, không ra mồ hôi.

3.2. Quy tỳ thang (歸脾湯)

Vị thuốc liên quan: Đương quy, Bạch truật, Cam thảo, Đại táo, Long nhãn, Viễn chí, Táo nhân

Công dụng: Bổ khí huyết, kiện Tỳ, an thần.

Ứng dụng: Suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quên.

3.3. Tứ vật thang (四物湯)

Vị thuốc liên quan: Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung

Công dụng: Bổ huyết, điều kinh.

Ứng dụng: Thiếu máu, kinh nguyệt không đều, da xanh xao.

3.4. Bát trân thang (八珍湯)

Vị thuốc liên quan: Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Đương quy, Thục địa, Xuyên khung, Bạch thược

Công dụng: Bổ khí huyết toàn diện.

Ứng dụng: Người suy nhược nặng sau ốm lâu ngày.

3.5. Sâm linh bạch truật tán (參苓白朮散)

Vị thuốc liên quan: Đảng sâm, Phục linh, Bạch truật, Cam thảo

Công dụng: Bổ khí kiện Tỳ, lợi thấp.

Ứng dụng: Tiêu chảy mạn, cơ thể yếu ớt, ăn uống kém.

3.6. Bổ trung ích khí thang (補中益氣湯)

Vị thuốc liên quan: Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Cam thảo, Thăng ma

Công dụng: Ích khí thăng dương, bổ trung khí.

Ứng dụng: Sa tạng, cơ thể suy nhược.

3.7. Tiểu sài hồ thang (小柴胡湯)

Vị thuốc liên quan: Sài hồ, Hoàng cầm, Bán hạ, Nhân sâm, Cam thảo

Công dụng: Hòa giải Thiếu dương, điều lý khí cơ.

Ứng dụng: Sốt rét, cảm mạo lâu ngày.

3.8. Độc hoạt tang ký sinh thang (獨活寄生湯)

Vị thuốc liên quan: Độc hoạt, Tang ký sinh, Đương quy, Sinh địa, Bạch thược, Đỗ trọng, Phục linh

Công dụng: Khu phong thấp, bổ Can Thận, mạnh gân cốt.

Ứng dụng: Phong thấp lâu ngày, đau nhức xương khớp.

3.9. Thanh hao biện nhiệt thang (青蒿辨熱湯)

Vị thuốc liên quan: Sinh địa, Bạc hà, Hoàng cầm, Liên kiều

Công dụng: Thanh nhiệt giải thử, dưỡng âm.

Ứng dụng: Sốt cao kéo dài, nóng trong xương.

3.10. Cát căn cầm liên thang (葛根芩連湯)

Vị thuốc liên quan: Cát căn, Hoàng cầm, Hoàng liên, Cam thảo

Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, chỉ lỵ.

Ứng dụng: Tiêu chảy ra máu, kiết lỵ nhiệt.

4. Cách học và ứng dụng 80 vị thuốc Đông y hiệu quả

- Học "Tính vị - Quy kinh": Mỗi vị thuốc mang tính chất riêng về vị (cay, đắng, ngọt, mặn, chua), khí hậu (hàn, nhiệt, ôn, lương), và kinh mạch quy chiếu (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận, v.v.).

Hiểu sâu Tính vị - Quy kinh chính là chìa khóa để phối ngũ linh hoạt.

- Ghi nhớ công dụng chủ yếu: Không cần nhớ hết mọi tác dụng nhỏ, mà nên nắm vững công dụng chính — như "phục linh lợi thủy thẩm thấp", "đương quy bổ huyết hoạt huyết", "bán hạ hóa đàm giáng nghịch",...

- Ứng dụng biện chứng lâm sàng: Mỗi vị thuốc phải được đặt đúng vào bối cảnh bệnh chứng cụ thể, tuyệt đối không máy móc, rập khuôn.

- Thực hành gia giảm: Tập luyện ghép vị thuốc thành bài thuốc đơn giản, dần tiến tới bài thuốc phức tạp hơn.


"Sau khi nắm vững 80 vị thuốc Đông y cổ truyền, việc tìm hiểu sâu hơn về hệ thống Ngũ du huyệt: Tỉnh, Huỳnh, Du, Kinh, Hợp sẽ giúp quý vị mở rộng kiến thức về lý luận kinh lạc và trị liệu bằng châm cứu, xoa bóp."

"Y thuật như biển lớn, vị thuốc là con thuyền, còn huyệt đạo chính là ngọn gió dẫn lối.

Xin mời quý vị cùng bước tiếp tới khám phá hệ thống Ngũ du huyệt: Tỉnh, Huỳnh, Du, Kinh, Hợp – những cánh cổng vi diệu của cơ thể người!"

👉 Khám phá Ngũ du huyệt

5. Kết bài:

80 vị thuốc Đông y không chỉ là những cái tên vô tri, mà là những "bạn đồng hành" trung thành trên mỗi chặng đường cứu người, độ thế.

Ghi nhớ, hiểu rõ, vận dụng thuần thục 80 vị thuốc này, người học Đông y sẽ có trong tay chìa khóa vàng mở cánh cửa y đạo.

Con đường Y học cổ truyền vốn thăm thẳm dài sâu, nhưng mỗi bước đi kiên trì hôm nay sẽ nở thành vườn hoa sáng mai!

Hãy biến 80 vị thuốc này thành máu thịt của mình, để không chỉ hành nghề — mà còn hành đạo. 🌿

6.📚 Tài liu tham kho đề xut cho bài "80 v thuc Đông y thường dùng"

1. Tài liu kinh đin c truyn

📜 Thn Nông Bn Tho Kinh (神農本草經)

B sách thuc c xưa nht ca Đông y, xếp loi 365 v thuc.

Ci ngun ca cách phân tích v thuc theo "tính, v, quy kinh".

📜 Bn Tho Cương Mc (本草綱目) – Lý Thi Trân

Tuyt phm v dược hc c đin, biên son rt chi tiết v tính v, công dng, liu lượng.

📜 Y Tông Kim Giám (醫宗金鑑) – Ngô Khiêm

Sách giáo khoa kinh đin triu Thanh, tng hp lý lun Đông y rt h thng, d tham kho.

📜 Hi Thượng Y Tông Tâm Lĩnh – Hi Thượng Lãn Ông (Lê Hu Trác)

Báu vt Đông y Vit Nam, rt nhiu mô t tho dược, bài thuc kinh đin.

2. Tài liu hin đại, chun hóa

📘 Dược hc c truyn – B Y tế Vit Nam, dùng trong đào to Y sĩ, Bác sĩ Y hc c truyn.

— Chun mc, có lit kê rõ 80–100 v thuc thường dùng, theo chương trình đào to chính quy.

📘 Cây thuc và động vt làm thuc Vit Nam – Đỗ Tt Li

— Kho tàng tri thc v dược liu Vit Nam, mô t chi tiết đặc đim thc vt, công dng.

📘 Dược đin Vit Nam (các phiên bn, đặc bit là Dược đin VI, VII)

— Tiêu chun quc gia v kim nghim dược liu và dược phm c truyn.

📘 Atlas cây thuc Vit Nam – Vin Dược liu (B Y tế)

— Hình nh, mô t thc vt rt chun xác, có th dùng để minh ha.

3. Tài liu quc tế, tiếng Anh (chun hc thut)

📘 Pharmacopoeia of the People's Republic of China

— "Dược đin Trung Quc" bn tiếng Anh, cc k chun v cách mô t dược liu Đông y quc tế.

📘 Chinese Herbal Medicine: Materia Medica – Dan Bensky, Steven Clavey, Erich Stöger

— B sách kinh đin v dược liu Trung Hoa, cc k ni tiếng trong cng đồng hc gi quc tế.

📘 The Divine Farmer’s Materia Medica: A Translation of the Shen Nong Ben Cao Jing – Shouzhong Yang

📘 The Essential Book of Traditional Chinese Medicine – Xu Xiangcai

— Tng quan rt súc tích v lý lun, v thuc và phương pháp tr liu Đông y.

📜 Lưu ý: dung bài viết này được biên soạn dựa trên kiến thức Y học cổ truyền Việt Nam và các tài liệu giảng dạy chính quy trong chương trình đào tạo Y sĩ, Bác sĩ Y học cổ truyền.

Các thông tin về vị thuốc, công dụng, cách dùng... chỉ nhằm mục đích tham khảo và phổ biến tri thức. Bài viết không thay thế cho việc khám bệnh, chẩn đoán, tư vấn và điều trị của các thầy thuốc có chuyên môn.

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, xin hãy trực tiếp tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc lương y uy tín. Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn hại nào phát sinh do việc tự ý áp dụng các thông tin trong bài viết này mà không có sự hướng dẫn cụ thể từ chuyên gia.

🌿 Y đạo trọng như núi, đức độ sâu như biển.

Xin quý vị đọc giả cùng nhau trân trọng, cẩn trọng khi tiếp nhận và sử dụng tinh hoa Y học cổ truyền!

Thực hiện bài viết: Hồ Viết Cân (hovietcan.com)

Đăng nhận xét

0 Nhận xét