Theo y học cổ truyền Kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường là 1 trong 12 đường kinh mạch chính tuần hành của cơ thể, có quan hệ biểu lý tương ứng với Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm. Nó là một đường kinh dương (hướng tâm). Giờ tuần hoàn của kinh này là 1 - 3 giờ chiều. Vượng giờ Mùi (13 - 15g), Hư giờ Thân (15 - 17g), Suy giờ Sửu (1 - 3g). Nhiều huyết, ít Khí. Ấn đau huyệt quan nguyên, Tiểu trường du (Bối du huyệt).
Tên tiếng việt: Kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường
Tên tiếng anh: The Small Intestine Meridian
Tên tiếng Trung: 手太阳小肠经 手太陽小腸經
Lộ Trình Của Kinh Tiểu Trường
Khởi đầu ở góc trong mắt từ huyệt Tình Minh, lên trán, thẳng lên đỉnh đầu, giao hội với mạch đốc ở huyệt Bá hội, phân nhánh vào não rồi đi tiếp ra sau Gáy. Từ gáy phân ra 2 nhánh:
Một nhánh đi theo dọc cột sống (cách 1,5 thốn) đến vùng thắt lưng, vào thận và bàng quang, tại đây chạy xuống vùng mông đến giữa nhượng chân.
Một nhánh từ gáy đi kèm 2 bên cột sống (cách 3 thốn), thẳng qua mông đến mấu chuyển lớn, theo mặt sau đùi xuống kết hợp với đường kinh trước ở giữa nhượng chân.
Từ nhượng chân đi xuống tiếp mặt sau cẳng chân, qua gót chân, đến sau mắt cá ngoài, dọc theo bờ ngoài bàn chân đến đầu ngón chân út để hợp với kinh túc thiếu âm thận.
Lạc ngang - Lạc dọc
Lạc dọc: Từ huyệt lạc Phi Dương theo đường đi của kinh chính lên gáy, vòng lên đầu đến huyệt Tình Minh rồi tán vào miệng.
Lạc ngang: Từ huyệt lạc Phi Dương đi dọc theo bờ ngoài cẳng chân xuống ngoài mắt cá chân rồi dọc mu chân đến bờ ngoài ngón chân út và nối với kinh túc thái âm thận.
Biện Chứng Tiểu Trường Kinh Bị Bệnh
- Tiểu trường thực nhiệt:
+ Triệu chứng: tiểu ít, nước tiểu đỏ, tiểu nóng buốt, đau, dương vật đau, âm đạo đau, bụng dưới trướng, xệ, tiểu ra máu, tâm phiền, khát nước, miệng lưỡi lỡ loét, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
+ Chẩn đoán điểm yếu:
- Tâm phiền, khát nước, miệng lưỡi lỡ loét là dấu hiệu tâm hỏa thịnh.
- Tiểu ít, sít, nước tiểu đỏ, tiểu ra máu tâm hỏa au nhiệt dồn xuống Tiểu trường.
+ Bệnh chứng: Thuộc lợi lâm chứng, Niệu huyết của đông y. Tương đương chứng viêm thận, bể thận, viêm Bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi thận, viêm tiền liệt tuyến, viêm xoang chậu của Tây y.
+ Điều trị:
- Thanh lợi thực nhiệt.
- Chọn huyệt kinh thủ Thiếu âm, túc thái dương là chính. Thêm huyệt ở mạch nhâm, hạ hợp huyệt của Tiểu trường, châm tả, không cứu.
- Tiểu trường hư hàn:
+ Triệu chứng: bụng dưới đau âm ỉ, thích nóng, thích xoa bóp, sôi ruột, tiêu chảy, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế khẩn.
+ Bệnh chứng: thuộc loại Phúc thống, tiết tả của Đông y, tương đương chứng viêm kết trường mạn, viêm dạ dày mạn, viêm túi mật mạn, viêm tụy mạn, rối loạn sau khi mổ tiêu hóa, viêm thần kinh dạ dày của Tây y.
+ Điều trị:
- Ôn thông tiểu trường.
- Chọn huyệt mộ, hạ hợp huyệt của tiểu trường; phối hợp huyệt của kinh túc Dương Minh. Châm bổ, cứu nhiều.
- Tiểu trường khí thống:
+ Nguyên nhân: do tình chí uất kết, can mất chức năng sơ tiết, kèm giận dữ, tức giận, uất khí hành nghịch, dồn xuống tiểu trường, nhập vào âm nang. Hoặc ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào Tiểu trường, âm hàn ngưng trệ, tiểu trường khí cơ không thông gây nên.
+ Triệu chứng: bụng chướng đau, bụng sôi, trung tiện được thì đỡ, âm nang trướng tức, đau, xệ xuống, nằm thì rút lên, đi lại hoặc đứng lâu thì xệ xuống, bìu dái lạnh đau, tiểu nhiều, nước tiểu trong, cơ thể lạnh, tay chân lạnh, rêu lưỡi hơi trắng, mạch Trầm Huyền hoặc Huyền Hoạt.
+ Chẩn đoán yếu điểm:
- Có trướng bụng, sôi bụng, không đại tiện được.
- Có sán khí, nằm thì thu lên, đi đứng thì xệ xuống.
- Có tiền sử Can uất, khí trệ hoặc cảm hàn.
+ Bệnh chứng:
- Thuộc loại hàn sán, sán khí, phúc thống của Đông y.
- Tương đương chứng tắc ruột, đau bụng của YHHĐ.
+ Điều trị:
- Hành khí chỉ thống.
- Lấy mộ và khích huyệt của kinh Tiểu trường là chính. Thêm huyệt của kinh túc Quyết âm. Châm tả, có thể cứu.
Các Huyệt Chính Của Kinh Tiểu Trường (Chẩn đoán + Điều trị).
Huyệt chẩn đoán
- Quan nguyên: đo thẳng xuống dưới rốn 3 tấc, cách xương mu 2 thốn trở lên trên.
- Tiểu trường du: từ giữa đốt sống lưng S1 - S2 đo ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn.
Huyệt điều trị
- Thiếu trạch 少 澤
+ Đặc tính: Huyệt Tỉnh của kinh Tiểu trường, Thuộc hành Kim.
+ Vị trí: Cạnh góc trong chân móng tay út cách 0,1 thốn trên đường tiếp giáp da gan tay - mu tay.
+ Tác dụng: Thanh Tâm nhiệt, tán phong nhiệt, thông sữa. Trị đau đầu, đau mắt, viêm tuyến vú, thiếu sữa.
+ Châm cứu: Châm thẳng 0,1 - 0,2 thốn. Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 3 - 5 phút.
- Tiền cốc 前谷
+ Đặc tính: Huyệt Vinh của kinh Tiểu trường, thuộc hành Thủy.
+ Vị trí: Huyệt ở chỗ lõm nơi khớp xương ngón tay thứ 5 về phía xương trụ, khi nắm tay lại huyệt ở trước lằn chỉ tay ngón út và bàn, nơi tiếp giáp da gan và mu tay.
+ Tác dụng: Sơ phong, giải nhiệt, tiêu thủng. Trị cánh tay đau, ngón tay tê, mắt đau, tai ù, sốt cao, tiểu nóng đỏ.
+ Châm cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Hậu khê HÒU XĪ 後谿
+ Đặc tính:
- Huyệt Du, thuộc Mộc. Huyệt ‘Bổ’ của kinh Tiểu trường.
- Huyệt Hội với mạch Đốc.
+ Vị trí: Hơi gấp bàn tay, huyệt nằm ở đầu trong cùng của nếp lằn da gan tay dưới, chỗ mép (viền/bờ) da thịt trắng và đỏ.
+ Tác dụng:
- Thư cân, thông kinh chỉ thống, lợi chẩm, cổ, lưng, khu phong, thanh nhiệt, an thần, chỉ kinh, khai khiếu, thông điều mạch Đốc.
- Trị co cứng và tê ngón tay, đau vai và khuỷu đau cứng cổ, chấn thương thắt lưng cấp, ù tai, điếc tai, đau họng, sốt rét, các bệnh sốt, mồ hôi trộm, động kinh.
- Hậu khê là huyệt giao hội của mạch Đốc, chi phối vùng cột sống. Đây là một trong các huyệt hiệu quả nhất để trị gáy cứng đau.
+ Cách châm:
- Châm thẳng sâu 0,5-0,7 thốn.
- Cứu 3-5 tráng. Ôn cứu 5-10 phút.
Uyển cốt WÀN GǓ 腕骨
+ Đặc tính: Huyệt Nguyên của Tiểu trường.
+ Vị trí: Ở bờ trụ (bờ trong) gan tay, trong chỗ lõm giữa đáy xương đốt bàn tay thứ 5 và xương ngón tay.
Đặt ngón tay tại huyệt Hậu khê (SI3), ấn và trượt dọc xương đốt bàn tay thứ 5 về phía sau (đầu gần) đến chỗ lồi/nhô ra của xương, huyệt Uyển cốt (SI4) nằm trong chỗ lõm giữa hai xương này.
+ Tác dụng:
- Thông kinh hoạt lạc chỉ thống, Thanh nhiệt tiêu viêm.
- Thanh thấp nhiệt (thanh nhiệt lợi thấp), thoái hoàng.
- Trị sốt không ra mồ hôi, đau đầu, cứng cổ, co rút ngón tay, đau cổ tay, vàng da.
+ Cách châm:
- Châm thẳng sâu 0,3-0,5 thốn.
- Cứu 3-5 tráng, ôn cứu 5-10 phút.
Dương cốc YÁNG GǓ 陽谷
+ Đặc tính: Huyệt Kinh, thuộc Hỏa.
+ Vị trí: Ở đầu trong cùng của nếp lằn trên mu cổ tay, trong chỗ lõm giữa mỏm trâm trụ và xương tháp.
+ Tác dụng:
- Thanh nhiệt tiêu viêm, an thần.
- Trị sưng cổ và vùng dưới hàm đau bàn tay-cổ tay, các bệnh sốt.
Cách châm:
- Châm thẳng sâu 0,3-0,5 thốn.
- Cứu 3-5 tráng, ôn cứu 5-10 phút.
Dưỡng lão 養老
Người già thường bị mắt mờ, các khớp không thông lợi. Huyệt này có tác dụng minh mục, thư cân, vì vậy gọi là Dưỡng lão.
+ Đặc tính: Huyệt Khích, châm trong những rối loạn khí Tiểu trường, gây ra do ngưng tuần hoàn.
+ Vị trí: Co khuỷu tay với lòng bàn tay đặt vào ngực, huyệt ở chỗ mỏm trâm xương trụ, từ huyệt Dương cốc đo lên một thốn.
+ Tác dụng: Thư cân, thông lạc. Trị cổ tay đau, chi trên liệt, thần kinh thị giác teo, mắt mờ.
+ Châm cứu:
- Châm thẳng sâu 0,3 - 0,5 thốn.
- Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Chi chính 支正
+ Đặc tính: Huyệt Lạc của kinh Tiểu trường.
+ Vị trí: Tại sát bờ sau xương trụ, cách cổ tay 5 thốn, trên đường nối huyệt Dương cốc và huyệt Tiểu hải.
+ Tác dụng:
- Thanh thần chí, giải biểu nhiệt, sơ tà khí ở kinh.
- Trị khuỷu tay đau, cánh tay đau, ngón tay và cổ tay sưng đau, thần kinh suy nhược, lo sợ.
+ Châm cứu:
- Châm thẳng sâu 0,5 - 0,8 thốn -
- Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
Tiểu hải 小海
+ Đặc tính: Huyệt Hợp của kinh Tiểu trường, thuộc hành Thổ, huyệt Tả.
+ Vị trí: Co khuỷu tay, huyệt ở giữa mỏm khuỷu và mỏm trên ròng rọc đầu dưới xương cánh tay, nơi tận cơ 3 đầu cánh tay.
+ Tác dụng:
- Tán tà ở kinh, đặc trị thần kinh trụ bị tê liệt, trừ phong, thanh thần chí.
- Trị cơ vai co rút, cẳng tay co rút, khuỷu tay đau, thần kinh trụ đau, hysteria, tâm thần phân liệt.
+ Châm cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn - Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Kiên trinh 肩貞
+ Vị trí:
- Đặt cánh tay lên hông sườn, huyệt ở mặt sau vai, từ đầu chỉ nếp nách thẳng lên 1 thốn.
- Hoặc chỗ lõm ở giao điểm đường dọc từ Kiên ngung xuống và đường ngang qua lằn sau nách cách tuyến giữa lưng 6 thốn.
+ Tác dụng:
- Sơ phong, hoạt lạc, tán kết, chỉ thống.
- Trị quanh khớp vai và tổ chức phần mềm quanh khớp vai đau, cánh tay đau, liệt chi trên, mồ hôi nách ra nhiều.
Châm cứu: Châm thẳng sâu 1 - 1,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 15 phút.
Thính cung 聽 宮
Vị trí: Khi há miệng, huyệt ở chỗ lõm phía trước bình tai, sau lồi cầu xương hàm dưới.
Tác dụng: Tuyên nhĩ khiếu, định thần chí. Trị tai ù, điếc, tai giữa viêm, tai ngoài viêm.
Châm cứu: Hơi há miệng, châm thẳng, sâu 0,8 - 1,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Khiên Chính huyệt 牽正穴
Vị trí: Trước bình tai 0,5 - 1 thốn, ngay chỗ động mạch khi nhai.
Chủ trị: Trị liệt mặt, tuyến mang tai viêm, lợi răng viêm, miệng lở loét.
Châm cứu: Châm xiên lên trên, sâu 0,5 - 1 thốn.
Thực hiện bài viết: hovietcan.com
Tài liệu tham khảo: Hoàng đế nội kinh (Tố vấn, Linh khu), Atlas of Acupuncture (Bách khoa châm cứu), bài giảng thầy nguyễn duy tân, thực hành châm cứu luận trị, tài liệu trên internet.
0 Nhận xét