Theo y học cổ truyền Kinh Túc Thiếu Dương Đởm là 1 trong 12 đường kinh mạch chính tuần hành của cơ thể, có quan hệ biểu lý tương ứng với Kinh Túc Quyết Âm Can. Nó là một đường kinh dương (hướng tâm). Giờ tuần hoàn của kinh này là 23 giờ tối đến 1 giờ sáng. Vượng giờ Tý (23 - 1g), Hư giờ Sửu (1 - 3g), Suy giờ Ngọ (11 - 13g). Nhiều khí, ít Huyết. Ấn đau huyệt Nhật huyệt/ Triếp cân (mộ huyệt), Đởm du (Bối du huyệt).
Chức năng chính Của Kinh Đởm
Theo Y học cổ truyền, Kinh Đởm có chức năng chính trong việc điều hòa sự vận hành của mật và hỗ trợ các quá trình sinh lý trong cơ thể. Dưới đây là các chức năng chủ yếu của Kinh Đởm theo quan điểm y học cổ truyền:
Vận hành và lưu thông Mật:
Kinh Đởm có vai trò chủ yếu trong việc vận hành và lưu thông mật. Mật là chất cần thiết để tiêu hóa chất béo, và Kinh Đởm giúp mật từ gan đi qua các cơ quan tiêu hóa để thực hiện chức năng này. Khi Kinh Đởm bị tắc nghẽn hoặc mất cân bằng, việc tiêu hóa và hấp thu chất béo sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, như đầy bụng, chướng hơi, hay khó tiêu.
Điều hòa khí huyết:
Kinh Đởm là một trong những kinh mạch liên quan đến việc điều hòa khí huyết trong cơ thể. Nó giúp điều hòa sự lưu thông khí huyết, không để khí huyết bị ứ trệ, gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hay mệt mỏi. Việc lưu thông khí huyết giúp duy trì năng lượng và sức khỏe của các tạng phủ trong cơ thể.
Điều hòa các chức năng của Gan và Mật:
Trong y học cổ truyền, Kinh Đởm liên kết mật với gan, giúp mật không bị ứ đọng và hỗ trợ chức năng gan. Nếu Kinh Đởm không hoạt động hiệu quả, sẽ gây ra tình trạng "nhiệt" trong gan, có thể dẫn đến các vấn đề như nóng gan, nổi mụn nhọt, khó chịu ở vùng sườn phải, và các vấn đề về tiêu hóa.
Ảnh hưởng đến tinh thần và cảm xúc:
Kinh Đởm cũng có tác động đến trạng thái tinh thần và cảm xúc. Nếu Kinh Đởm bị tắc nghẽn, có thể gây ra các triệu chứng tâm lý như lo âu, dễ cáu gắt, hay mất ngủ. Cảm xúc bị kích động mạnh có thể gây ra sự bất ổn trong Kinh Đởm, từ đó ảnh hưởng đến các tạng khác trong cơ thể.
Hỗ trợ chức năng tiêu hóa:
Mật do Kinh Đởm điều phối có tác dụng quan trọng trong quá trình tiêu hóa, đặc biệt là tiêu hóa chất béo và giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất cần thiết. Khi Kinh Đởm hoạt động tốt, quá trình tiêu hóa sẽ được tối ưu hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Tác động lên các tạng phủ khác:
Kinh Đởm còn có sự kết nối với các tạng phủ như Tỳ, Vị, và Thận trong cơ thể. Sự vận hành và cân bằng của Kinh Đởm sẽ hỗ trợ các tạng phủ này hoạt động tốt hơn, giúp duy trì sự cân bằng trong cơ thể và nâng cao sức khỏe toàn diện.
Vì vậy, theo Y học cổ truyền, việc duy trì sự thông suốt và cân bằng của Kinh Đởm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tổng thể, từ thể chất đến tinh thần.
Lộ Trình Kinh Đởm
Từ đuôi mắt (Đồng Tử Liêu) lên góc trán vòng sau tai qua đầu sang trán, vòng trở lại gáy đi dọc cổ xuống vai vào hố trên đòn rồi xuống nách. Chạy dọc theo hông sườn qua mấu chuyển lớn theo mặt ngoài đùi, cẳng chân chạy trước mặt ngoài xương mác, trước mắt cá ngoài xuống lưng bàn chân và tận cùng ở góc ngoài móng chân ngón 4 (Túc Khiêu Âm).
Lạc Ngang - Lạc Dọc
Lạc ngang: Khởi từ huyệt lạc Quang Minh GB.37 theo kinh chính tới kết nối với Nguyên nguyệt Thái xung LI.V3
Lạc dọc: Khởi từ huyệt lạc Quang Minh GB.37 một nhánh đi xuống đi dọc xuống mu bàn chân và tỏa ra các ngón 3,4 và 5.
Trích dẫn tiêu biểu trong "Hoàng Đế Nội Kinh" (gồm Tố Vấn và Linh Khu), nói về Kinh đởm và tạng đởm
Trong "Hoàng Đế Nội Kinh" (Huangdi Neijing), một trong những bộ sách y học cổ truyền Trung Quốc nổi tiếng, có nhiều trích dẫn liên quan đến Kinh Đởm và tạng Đởm. Dưới đây là một số tiêu biểu từ hai phần Tố Vấn và Linh Khu về Kinh Đởm và tạng Đởm:
Từ phần Tố Vấn (Su Wen):
"Đởm tạng chủ mật, mật khí động hỏa, hỏa động sinh can."
Trích đoạn này giải thích về mối liên hệ giữa tạng Đởm và mật, đồng thời nhấn mạnh chức năng điều hòa hỏa khí trong cơ thể. Khi mật (do tạng Đởm quản lý) bị rối loạn, sẽ gây ra sự mất cân bằng hỏa khí, ảnh hưởng đến can (gan), dẫn đến các triệu chứng như nóng gan, nổi mụn nhọt, và các vấn đề khác liên quan đến nhiệt trong cơ thể.
"Mật là khí của Đởm, Đởm là con đường vận hành của mật."
Trích đoạn này giải thích sự kết nối giữa Kinh Đởm và tạng Đởm, với mật là sản phẩm của tạng Đởm và Kinh Đởm làm nhiệm vụ vận hành mật trong cơ thể. Khi Kinh Đởm không lưu thông tốt, mật không được tiết ra đều đặn, gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và các tạng khác.
Từ phần Linh Khu (Ling Shu):
"Kinh Đởm là kinh có tính âm, vận hành trên đường đi của khí và huyết, giúp tiêu hóa và hỗ trợ sự di chuyển của khí huyết."
Trích đoạn này làm rõ về vai trò của Kinh Đởm trong việc hỗ trợ sự lưu thông khí huyết, điều hòa quá trình tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Kinh Đởm không chỉ là kinh mạch của mật mà còn là con đường giúp khí huyết lưu thông đều đặn trong cơ thể.
"Khi Kinh Đởm bị tắc nghẽn, khí huyết không thể lưu thông, gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, và dẫn đến bệnh lý."
Đây là một trong những nguyên lý quan trọng của Y học cổ truyền, giải thích rằng nếu Kinh Đởm bị tắc nghẽn, cơ thể sẽ không thể hoạt động bình thường, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, hoặc các bệnh lý do khí huyết không lưu thông.
Những trích dẫn này cho thấy vai trò quan trọng của Kinh Đởm và tạng Đởm trong việc duy trì sự cân bằng trong cơ thể, từ chức năng tiêu hóa cho đến sự điều hòa khí huyết và tinh thần.
Các Huyệt Chính Của Kinh Đởm (Chẩn đoán + Điều trị).
Huyệt chẩn đoán
- Nhật nguyệt/ Triếp cân (Mộ huyệt).
- Đởm du (bối du huyệt).
Huyệt điều trị
TÚC KHIẾU ÂM 足竅陰
Đặc tính:
- Huyệt Tỉnh, thuộc hành Kim.
- Huyệt giao hội với Đới mạch.
Vị trí: Bên ngoài ngón chân thứ 4, cách góc móng chân chừng 0,1 thốn. Huyệt trên đường tiếp giáp da gan chân - mu chân.
Tác dụng:
- Thanh Can Đởm, tức phong, sơ Can hỏa.
- Trị hen suyễn, màng ngực viêm, đầu đau, họng sưng, tai ù.
Châm cứu: Châm xiên 0,1 - 0,2 thốn hoặc châm xuất huyết. Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 3 - 5 phút.
HIỆP KHÊ 俠 溪
Đặc tính: Huyệt Vinh, thuộc hành Thủy, huyệt Bổ.
Vị trí: Khe giữa xương bàn chân ngón thứ 4 và 5, huyệt nằm ở đầu kẽ giữa 2 ngón chân, phía trên mu chân.
Tác dụng: Thanh nhiệt, tức phong, chỉ thống. Trị đầu đau, tai điếc, chóng mặt, tứ chi giá lạnh do rối loạn khí, thần kinh liên sườn đau, ngực tức.
Châm cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
TÚC LÂM KHẤP 足臨泣
Đặc tính: Huyệt Du, thuộc hành Mộc. Huyệt Hội với mạch Đới.
Vị trí: Chỗ lõm phía trước khớp xương bàn - ngón chân thứ 4- 5.
Tác dụng: Hóa đờm nhiệt, khu phong, thanh hỏa. Trị sữa ít, tuyến vú viêm, kinh nguyệt rối loạn, bàn chân đau, tai ù, điếc.
Châm cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
KHÂU KHƯ 丘墟
Đặc tính: Huyệt Nguyên.
Vị trí: Từ ngón chân thứ 4 kéo thẳng lên mắt cá gặp chỗ lõm hoặc lấy ở chỗ lõm giữa huyệt Thân mạch và huyệt Giải khê, ấn vào thấy tức.
Tác dụng: Khu phong tà ở bán biểu bán lý, hóa thấp nhiệt. Trị cẳng chân đau, khớp mắt cá chân đau, ngực đầy tức.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn, đối diện với khớp trong mắt cá, lách mũi kim vào khe khớp. Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
HUYỀN CHUNG 懸鍾
Đặc tính:
- Huyệt Hội của tủy.
- Huyệt Lạc của 3 kinh Dương ở chân ( Bàng quang, Đởm và Vị).
Vị trí: Trên đỉnh mắt cá ngoài 3 thốn, giữa bờ sau xương mác và gân cơ mác bên dài, cơ mác bên ngắn.
Tác dụng: Tiết Đởm hỏa, thanh tủy nhiệt, khu phong tà. Trị khớp gối và tổ chức mềm chung quanh bị viêm, cổ gáy đau cứng, liệt chi dưới.
Châm cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
DƯƠNG PHỤ 陽附 陽輔
Đặc tính: Huyệt Kinh, thuộc hành Hỏa. Huyệt Tả của kinh Đởm.
Vị trí: Trên đỉnh mắt cá ngoài 4 thốn, ở bờ trước xương mác.
Tác dụng: Tả Đởm, thanh nhiệt, thông kinh, hoạt lạc, khứ phong, trừ thấp. Trị khớp gối viêm, lưng đau, toàn thân bồn chồn, mỏi mệt.
Châm cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn, Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
QUANG MINH 光明
Đặc tính: Huyệt Lạc.
Vị trí: Trên đỉnh mắt cá ngoài 5 thốn, gần bờ trước xương mác, trong khe duỗi chung các ngón chân và cơ mác bên ngắn.
Tác dụng: Điều Can, minh mục, khu phong, lợi thấp. Trị các bệnh về mắt, chi dưới đau.
Châm cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
NGOẠI KHÂU 外丘
Đặc tính: Huyệt Khích của kinh Đởm.
Vị trí: Trên mắt cá chân 7 thốn, phía sau huyệt Dương giao, đo ngang ra 1 thốn, ở bờ sau xương mác, khe giữa cơ mác bên đùi và cơ dép.
Tác dụng: Sơ lợi Can Đởm, thanh nhiệt, giải độc. Trị cẳng chân đau, cơ bắp chân bị co rút, động kinh, bị chó cắn.
Châm cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
DƯƠNG LĂNG TUYỀN 陽陵泉
Đặc tính: Huyệt Hợp, thuộc hành Thổ. Huyệt Hội của Cân.
Vị trí: Ở chỗ lõm phía trước và dưới đầu nhỏ của xương mác, nơi thân nối với đầu trên xương mác, khe giữa cơ mác bên dài và cơ duỗi chung các ngón chân.
Tác dụng:
- Thư cân mạch, thanh thấp nhiệt, khu phong tà.
- Trị khớp gối viêm, lưng đùi đau, thần kinh gian sườn đau, túi mật viêm, chóng mặt, hoa mắt, nôn chua, ợ chua, liệt nửa người.
Châm cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
PHONG THỊ 風市
Vị trí: Xuôi cánh tay thẳng xuống đùi, ép ngón tay vào bờ sau cơ căng cân đùi, huyệt ở đầu ngón tay giữa áp lên đùi, trên nếp nhượng chân 7 thốn, giữa gân cơ nhị đầu đùi và cơ rộng giữa.
Tác dụng: Khu phong, tán hàn thấp, làm mạnh gân cốt, điều khí huyết. Trị chi dưới liệt, vùng lưng và chân đau, thần kinh tọa đau.
Châm cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
HOÀN KHIÊU 環跳
Đặc tính:
- Một trong nhóm Hồi dương cửu châm, có tác dụng nâng cao và phục hồi chính khí.
- Huyệt Hội của kinh túc Thiếu dương và túc Thái dương.
Vị trí: Nằm nghiêng co chân đau ở trên, chân dưới duỗi thẳng, huyệt ở vị trí 1/3 ngoài và 2/3 trong của đoạn nối điểm cao nhất của mấu chuyển lớn xương đùi và khe xương cùng. Hoặc nằm sấp, gấp chân vào mông, gót chân chạm mông ở đâu, đó là huyệt.
Tác dụng: Thông kinh lạc, tiêu khí trệ. Trị liệt chi dưới, viêm khớp háng, thần kinh tọa đau, cước khí.
Châm cứu: Châm thẳng 2-3 thốn hoặc hướng mũi kim qua 2 bên. Cứu 5 - 10 tráng - Ôn cứu 10 - 15 phút.
ĐÁI MẠCH 帶 脈
Đặc tính: Huyệt giao Hội với mạch Đới. Huyệt trở nên mẫn cảm (ấn đau) với người bị huyết trắng (đới hạ) kinh niên.
Vị trí: Tại trung điểm của đầu xương sườn thứ 11 và 12, ngang với rốn.
Tác dụng:
- Điều Đới mạch, tư Can Thận, lý hạ tiêu, lợi thấp nhiệt.
- Trị lưng và thắt lưng đau, thần kinh gian sườn đau, viêm bàng quang, viêm màng trong tử cung, kinh nguyệt rối loạn, bạch đới.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
KINH MÔN 京門
Đặc tính: Huyệt Mộ của kinh Thận.
Vị trí: Ngang vùng bụng, huyệt ở bờ dưới đầu xương sườn tự do thứ 12.
Tác dụng:
- Ôn Thận hàn, giáng Vị khí, dẫn Thủy thấp.
- Trị thần kinh liên sườn đau, bụng đầy, vùng bụng đau, thận viêm.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
NHẬT NGUYỆT 日月
Đặc tính:
- Huyệt Mộ của kinh túc Thiếu dương Đởm.
- Huyệt hội với Dương duy mạch và kinh túc Thái âm.
Vị trí: Tại giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực và khoảng gian sườn 7.
Tác dụng: Sơ Đởm khí, hóa thấp nhiệt, hòa trung tiêu. Trị dạ dày viêm, gan viêm, túi mật viêm, nấc cụt.
Châm cứu: Châm xiên 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi chú: Không châm sâu vì có thể đụng cơ quan nội tạng.
KIÊN TỈNH 肩井
Đặc tính: Huyệt hội với Dương duy mạch, kinh Vị và Tam tiêu.
Vị trí: Tại giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực với đường ngang nối huyệt Đại chùy và điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn, ấn vào có cảm giác ê tức.
Tác dụng:
- Thư kinh, hoạt lạc, điều lý khí huyết, khứ phong thấp, lợi quan tiết.
- Trị vai lưng đau, cổ gáy cứng, tuyến vú viêm, rong kinh cơ năng, lao hạch cổ, bại liệt do trúng phong.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
PHONG TRÌ 風 池
Đặc tính: Huyệt hội với mạch Dương duy.
Vị trí: Chỗ lõm bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
Tác dụng: Khu phong, giải biểu, thanh nhiệt, thông nhĩ, minh mục, sơ tà khí. Trị đầu đau, cổ gáy cứng, cảm mạo, chóng mặt, mắt hoa, tai ù, huyết áp cao, các bệnh ở não.
Châm cứu: Châm thẳng, ngang với trái tai, hơi hướng xuống dưới, hướng mũi kim về mắt bên kia, sâu 0,5 - 1 thốn, hoặc châm xiên thấu Phong trì bên kia.
🔷 BẢNG HUYỆT NGŨ DU – KINH ĐỞM
Dưới đây là bảng dữ liệu các huyệt Ngũ Du của Kinh Đởm (Túc Thiếu Dương Đởm Kinh), bao gồm tên huyệt, vị trí, và tác dụng theo Y học cổ truyền:
Tên Huyệt |
Vị Trí |
Tác Dụng |
Khiếu Âm (GB44) Tỉnh (Kim) |
Góc ngoài móng chân ngón út, cách góc móng 0.1 thốn |
- Thanh nhiệt trấn kinh, bình can tiềm dương |
Hiệp Khê (GB43) Huỳnh (Thủy) |
Kẽ ngón chân 4 và 5, lui lên khoảng 0.5 thốn |
- Thanh nhiệt, lợi thấp nhiệt ở hạ tiêu |
Túc Lâm Khấp (GB41) Du (Mộc) |
Trên mu bàn chân, giữa xương bàn 4 và 5, lui lên 1.5 thốn |
- Sơ can lý khí, hoạt lạc chỉ thống |
Dương Phụ (GB38) Kinh (Hỏa) |
Cách mắt cá ngoài khoảng 4 thốn, trước xương mác |
- Tả can hỏa, thanh nhiệt, thông kinh |
Dương Lăng Tuyền (GB34) Hợp (Thổ) |
Dưới đầu xương mác, trong chỗ lõm trước và dưới của gối |
- Thư cân hoạt lạc, sơ can lợi đởm |
📌 Ghi chú lâm sàng:
- Túc Lâm Khấp (GB41) phối Thái Xung (Can kinh) để sơ tiết Can Đởm, trị đau đầu bên, uất trệ.
- Dương Lăng Tuyền (GB34) là huyệt hội của cân – chuyên trị gân cơ co cứng, bệnh lý cơ xương khớp rất hiệu quả.
- Khiếu Âm có thể phối với Đại Đôn (Can kinh) để điều hòa Can khí – Đởm khí, giảm kích động, cải thiện giấc ngủ.
🌿 BÀI THƠ CÁC HUYỆT NGŨ DU KINH ĐỞM🌿 (tặng thầy thuốc yêu nghề)
Khiếu Âm huyệt, khí (Kim) thanh tĩnh,
Giải tỏa đau đầu, khí huyết thông minh.
Hiệp Khê (Thủy) chảy, mát lành khắp lối,
Tiêu hóa mạnh mẽ, mật không còn tồi.
Túc Lâm Khấp (Mộc), khí vươn mạnh mẽ,
Giải stress, giảm căng, sức khỏe thăng hoa.
Túc Dương Phụ (Hỏa), nhiệt huyết bừng lên,
Khí huyết lưu thông, cơ thể vững bền.
Dương Lăng Tuyền (Thổ), đất mẹ an lành,
Tiêu hóa tốt, khí huyết vững bền.
Ngủ Du huyệt này, kết nối năm hành,
Sức khỏe tràn đầy, sống mãi bình an.
0 Nhận xét