Các Huyệt Chính Của Kinh Tam Tiêu (chẩn đoán + điều trị)

Theo y học cổ truyền Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu là 1 trong 12 đường kinh mạch chính tuần hành của cơ thể, có quan hệ biểu lý tương ứng với Kinh Thủ Quyết Âm Tâm Bào. Nó là một đường kinh dương (hướng tâm). Giờ tuần hoàn của kinh này là 9 giờ tối đến 11 giờ tối. Vượng giờ Hợi (21 - 23g), Hư giờ Tý (23 - 1g), Suy giờ Tỵ (9 - 11g). Nhiều khí, ít Huyết. Ấn đau huyệt Âm giao (mộ huyệt), Huyệt Thạch Môn (Mộ huyệt).

Các Huyệt Chính Của Kinh Tam Tiêu

Lộ Trình Của Kinh Tam Tiêu

Khởi từ góc trong móng tay áp út, dọc theo khe giữa của 2 ngón tay 4 - 5, ở mu bàn tay. đến mặt noài cổ tay, lên trên đi dọc theo mặt sau cẳng tay, giữa xương trụ và xương quay, đến mõm khuỷu tay, đi theo mặt sau cánh tay lên vai, trong chỗ lõm của đầu xương vai và đầu xương cánh tay. Qua đỉnh cao xương bả vai thì đường kinh bắt chéo ra sau Kinh Đởm, chạy xuống rãnh trên xương đòn (H. Khuyết bồn) rồi đi sâu vào trong ngực đến Tâm bào lạc, qua cơ hoành và liên hệ với Tam tiêu.

Một nhánh đi từ ngực (H. Chiên trung) trở lên rãnh trên xương đòn để ra sau côt, liên lạc với mạch Đốc (H. Đại chùy), chạy lên sau gáy, vào sau tai, vòng quanh tai đến góc trên tai, đi vòng xuống mặt, và trở lên kết ở bờ dưới hố mắt.

Một nhánh từ sau tai (H. Khế mạch) vào trong tai và ra trước tai. qua (H. Thượng quan), vòng xuống góc hàm dưới và liên kết ở góc ngoài đuôi long mày để liên lạc với kinh túc Thiếu dương Đởm ở phía ngoài đuôi mắt (H. Đồng tử liêu).

Lộ Trình Của Kinh Tam Tiêu

Lạc ngang - Lạc dọc

Lạc dọc: Khởi từ huyệt lạc Ngoại quan, theo kinh chính lên phía sau cánh tay, qua hõm trên xương đòn rỗi xuyên vào trong ngực đến Tâm bào lạc.

Lạc ngang: Khởi từ huyệt lạc - Ngoại quan, di dọc theo bờ ngoài cẳng tay và đổ vào kinh chính Tâm bào ở H. Đại lăng.

Các Huyệt Chính Của Kinh Tam Tiêu (Chẩn đoán + Điều trị).

Huyệt chẩn đoán

- Huyệt âm giao

- Huyệt thạch môn

Huyệt điều trị

Quan xung 關衝

Đặc tính: Huyệt Tỉnh, thuộc hành Kim.

Vị trí: Ở bờ trong ngón tay áp út, cách chân móng 0,1 thốn.

Tác dụng: 

  • Sơ khí hóa ở kinh lạc, giải uất nhiệt ở Tam tiêu. 
  • Trị đầu đau, họng viêm, sốt cao.

Châm cứu: Châm thẳng 0,1 - 0,2 thốn hoặc châm nặn máu. Cứu 1 - 3 tráng - ôn cứu 5 - 10 phút.

Trung xung

Dịch môn 液 門

Đặc tính: Huyệt Vinh, thuộc hành Thủy. 

Vị trí: Giữa xương bàn ngón tay thứ 4 và 5, nơi chỗ lõm ở kẽ ngón tay, ngang phần tiếp nối của thân với đầu trên xương đốt ngón tay.

Tác dụng: 

  • Thanh nhiệt, thông nhĩ khiếu. 
  • Trị bàn tay và ngón tay sưng đau, họng viêm, đầu đau, tai ù, điếc, sốt rét.
  • Trị phụ nữ không có sữa: trước tiên châm bên ngoài móng ngón tay út (Thiếu trạch), sâu 0,1 thốn, Dịch môn cả 2 tay, sâu 0,3 thốn, Thiên tỉnh, 2 tay, sâu 0,6 thốn (Thiên kim dực phương).

Châm cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.

Dịch môn

Trung Chữ 中渚

Đặc tính: Huyệt Du, thuộc hành Mộc, huyệt Bổ.

Vị trí: Trên mu tay, giữa ngón tay xương bàn tay thứ 4 và thứ 5, trong chỗ lõm trên kẽ ngón tay 1 thốn.

Tác dụng: 

  • Lợi nhĩ khiếu, sơ khí cơ của Thiếu dương. 
  • Trị tai ù, điếc, đầu đau, họng đau, liệt chi trên.
  • Làm lưu thông tuần hoàn toàn thân (kết hợp với h. Hợp cốc).

Châm cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.

Trung Chữ

Dương Trì 陽池

Đặc tính: 

  • Là một Huyệt Nguyên.
  • Châm đặc biệt trong trường hợp khát nước, cổ tay đau âm ỉ.
  • 1 trong 14 Yếu huyệt để điều chỉnh hạ tiêu (Châm cứu chân tủy).
  • Huyệt gây ấm toàn thân - cứu h. Dương trì bên trái (Châm cứu chân tủy).

Vị trí: Ở chỗ lõm trên lằn ngang khớp xương cổ tay, khe giữa gân cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi riêng ngón tay trỏ, khe giữa đầu dưới xương quay và xương trụ.

Tác dụng: 

  • Thư cân, thông lạc, giải nhiệt ở bán biểu bán lý. 
  • Trị khớp cổ tay và tổ chức mềm chung quanh viêm.
  • Gây ấm toàn thân (cứu huyệt bên trái).

Châm cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Châm trị bịnh ở khớp cổ tay, hướng mũi kim qua 2 bên. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.

Dương Trì

Ngoại quan 外關

Đặc tính: 

  • Là một Huyệt Lạc.
  • 1 trong Bát hội huyệt (huyệt giao hội với Dương duy mạch), 
  • Biệt Tẩu của kinh Quyết âm.

Vị trí: Trên lằn chỉ cổ tay 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ, ở mặt giữa sau cánh tay.

Tác dụng: 

  • Giải biểu nhiệt, khu đờm, thông khí trệ ở kinh lạc. 
  • Trị liệt chi trên, đau thần kinh gian sườn, đầu đau, tai ù, điếc, cổ gáy cứng, sốt, cảm mạo.

Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn, hoặc xiên qua Nội Quan. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.

Ngoại quan

Chi câu 支溝

Đặc tính: Huyệt Kinh, thuộc hành Hỏa. 

Vị trí: Trên lằn cổ tay 3 thốn, giữa khe xương trụ và xương quay, trên huyệt Ngoại quan 1 thốn.

Tác dụng: 

  • Thanh Tâm hỏa, giáng nghịch, tuyên khí cơ, tán ứ kết. 
  • Trị liệt chi trên, vai lưng đau, thần kinh gian sườn đau, họng đau, sốt cao, táo bón.

Châm cứu: Châm thẳng 0,8 - 1,2 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.

Chi câu

Hội tông 會宗

Đặc tính: Huyệt Khích. 

Vị trí: Mặt sau cẳng tay, trên lằn cổ tay 3 thốn, ngang huyệt Chi câu, cách 1 thốn, về phía sát bờ ngoài xương trụ.

Tác dụng: 

  • Thanh tả nhiệt tà ở Tam tiêu, thư Can, lý khí. 
  • Trị cánh tay đau, điếc, động kinh, hẹp van tim.

Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.

Hội tông

Thiên tỉnh 天 井

Đặc tính: 

  • Huyệt Hợp của kinh Tam tiêu, thuộc hành Thổ.
  • Huyệt Tả của kinh Tam tiêu.

Vị trí: Chỗ lõm trên đầu mỏm khủy xương trụ, trên khớp khủy 1 thốn, nơi gân cơ tam đầu cánh tay.

Tác dụng: 

  • Hóa đờm thấp ở kinh lạc. 
  • Trị khớp khủy tay và tổ chức phầm mềm quanh khớp bị viêm, tim đau.

Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 7 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.

Thiên tỉnh

Ế phong 翳風

Đặc tính: Huyệt giao hội với kinh túc Thiếu dương Đởm.

Vị trí: Phía sau trái tai, nơi chỗ lõm giữa góc hàm dưới và gai xương chũm, sau mỏm nhọn cao nhất của trái tai, sát bờ trước cơ ức đòn chũm.

Tác dụng: 

  • Thông nhĩ khiếu, minh mục, khu phong tiết nhiệt. 
  • Trị điếc, tai ù, tai lãng, tuyến mang tai viêm (quai bị), liệt thần kinh mặt.

Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn, hoặc hướng mũi kim về phía mắt đối diện. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.

Ế phong

Giác tôn 角 孫

Đặc tính: Huyệt giao hội với kinh túc Thiếu dương và thủ Thái dương.

Vị trí: Gấp vành tai về phía trước, huyệt ở bờ trên loa tai, trong chân tóc nơi có cơ cử động khi há miệng nhai, dưới huyệt là cơ tai trên, cơ thái dương.

Tác dụng: 

  • Thanh đầu, minh mục, sơ phong, hoạt lạc. 
  • Trị tai nóng đỏ, vành tai viêm, mộng thịt mắt, răng đau, quai bị (đốt bằng bấc đèn).

Châm cứu: Châm xiên 0,3 - 0,5 thốn - Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.

Giác tôn

Nhĩ môn 耳門

Vị trí: Ở ngay phía trước rãnh trên bình tai, đầu trên chân bình tai, nơi cơ tai trước.

Tác dụng: 

  • Khai nhĩ khiếu, sơ tà nhiệt, thông khí cơ. 
  • Trị tai ù, điếc, tai giữa viêm.

Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn, khi châm, há miệng ra hướng mũi kim xuống. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.

Nhĩ môn

Thực hiện bài viết: hovietcan.com

Tài liệu tham khảo: Hoàng đế nội kinh (Tố vấn, Linh khu), Atlas of Acupuncture (Bách khoa châm cứu), Châm cứu học - WHO, bài giảng thầy nguyễn duy tân, thực hành châm cứu luận trị, tài liệu trên internet.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét