Theo y học cổ truyền Kinh Túc Thái Âm Tỳ là 1 trong 12 đường kinh mạch chính tuần hành của cơ thể, có quan hệ biểu lý tương ứng với kinh túc dương minh Vị. Nó là một đường kinh âm (hướng tâm). Giờ tuần hoàn của kinh này là 9 giờ sáng 11 giờ sáng. Vượng giờ Tỵ (9 - 11g), Hư giờ Ngọ (11 - 13g), Suy giờ Hợi (21 - 23g). Khí Nhiều, Nhiều Huyết. Ấn đau huyệt Chương môn (mộ) và Tỳ du (Bối du huyệt).
🔷 GIỚI THIỆU VỀ KINH TỲ – Túc Thái Âm Tỳ Kinh):
Tên tiếng việt: Kinh Túc Thái Âm Tỳ.
Tên tiếng anh: The Spleen Meridian.
Tên tiếng Trung: 足太阴脾经 足太陰脾經.
Kinh Tỳ là một trong những kinh mạch quan trọng trong hệ thống y học cổ truyền Trung Quốc và Việt Nam, gắn liền với chức năng tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn trong cơ thể. Kinh Tỳ bắt đầu từ mặt trong của ngón cái chân, đi dọc theo cẳng chân, lên qua bụng, lên đến ngực và kết thúc ở vùng miệng. Kinh Tỳ có nhiệm vụ chính trong việc điều hòa và bổ sung khí huyết, giúp cơ thể tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.
Kinh Tỳ còn có vai trò điều hòa các chức năng của dạ dày và ruột, tăng cường khả năng miễn dịch và duy trì sự ổn định của cơ thể. Khi Kinh Tỳ bị tắc nghẽn hoặc suy yếu, cơ thể dễ mắc các bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, và giảm sức đề kháng. Do đó, việc duy trì sự thông suốt của Kinh Tỳ rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tổng thể và hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Các Chức Năng Chính Của Kinh Tỳ
- Chủ vận hóa bao gồm:
+ Tiêu hóa thực phẩm (ống tiêu hóa), khái khiếu ở môi miệng.
+ Chuyển hóa thành tinh huyết (Gan).
+ Tinh chế thành nguyên liệu (cơ nhục) và năng lượng (tế bào).
- Chủ về huyết bao gồm:
+ Sinh huyết.
+ Vận hành huyết.
+ Cầm huyết.
- Chủ về xuất tiết các tuyến.
- Quan hệ đến ý nghĩ, tập trung tư tưởng.
- Vùng ảnh hưởng: Ngón cái, mặt trong chân, bụng, sườn, cổ, họng, môi, da, lông, suy nghĩ, ý.
- Chỉ định điều trị chính: các bệnh ở hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, tuyến nội tiết.
- Tương quan với những kinh khác:
+ Biểu lý: Vị kinh
+ Thượng hạ: phế kinh
+ Phu thê: can kinh
+ Tý ngọ: tam tiêu kinh
- Mối liên hệ với các cơ quan khác:
+ Tỳ và dạ dày: Tỳ được coi là "thủ lĩnh" trong hệ tiêu hóa, chủ yếu điều hành sự chuyển hóa của dạ dày. Tỳ suy yếu có thể dẫn đến tình trạng chán ăn, đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
+ Tỳ và lá lách: Trong Y học Cổ truyền, Tỳ có mối liên hệ trực tiếp với lá lách, là nơi sinh khí huyết và dưỡng chất. Nếu Tỳ yếu, khí huyết sẽ không đủ, dẫn đến mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Biểu hiện của sự mất cân bằng Kinh Tỳ:
Khi Kinh Tỳ bị tắc nghẽn hoặc suy yếu, cơ thể sẽ có các biểu hiện như:
- Chán ăn, khó tiêu.
- Đầy hơi, khó tiêu hóa.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
- Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, giảm sức đề kháng.
- Phù nề hoặc dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa.
Lộ Trình Của Kinh Tỳ
Khởi lên từ góc móng ngón chân cái, theo bờ trong ngón cái và lằn da gan chân - mu chân, qua chỗ lõm trước mắt cá trong, lên mặt trong cạnh xương chầy, giao chéo qua trước kinh túc quyết âm Can đến mặt trong và đầu gối và đùi trong, nhập vào bụng để đến Tạng tỳ, liên lạc với vị rồi lên trên xuyên qua cơ Hoành, đi dọc 2 bên thanh quản, nối vớ cuốn lưỡi, tản ra dưới lưỡi.
Một nhánh tách biệt với Vị qua cơ hoành vào Tâm.
Lạc ngang - Lạc dọc
Lạc dọc: từ huyệt lạc - Công tôn (Tỳ 4) theo kinh chính lên bụng, vào Vị và Đại trường.
Lạc ngang: từ huyệt lạc - Công tôn (Tỳ 4) chạy ngang đầu xương chầy đến huyệt Nguyên của kinh Vị là Xung dương (Vị 4).
Biện Chứng Tỳ Bệnh
Biểu chứng: cảm giác nặng đầu và thân mình, cảm giác yếu 2 chân, sốt nói chung, đau vùng má bên dưới, teo và yếu cơ vùng chân và vùng háng, lạnh đầu gối, bàn chân và chân, phù.
Lý chứng: đau bụng, tiêu chảy hay đi phân lỏng với thức ăn chua tiêu, sôi bụng, ợ hơi và chóng mặt, hòn khối ở bụng, mất cảm giác ngon miệng, sắc da vàng bủng, bí tiểu.
Thực chứng: 👉 co thắt, đau chân.
Hư chứng: 👉 đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy với thức ăn chưa tiêu.
Các Huyệt Chính Của Kinh Tỳ (Chẩn đoán + Điều trị).
Huyệt chẩn đoán
Chương môn (mộ huyệt):
+ Là huyệt đạo thứ 13 trong kinh túc quyết âm Can của cơ thể.
+ Huyệt đạo là nơi gặp gỡ của 5 tạng khác nhau.
Tỳ du (bối du huyệt):
Đặc tính: huyệt thứ 20 của kinh Túc Thái Dương Bàng Quang.
Vị trí: Từ phần dưới gai sống lưng thứ 11 đo ngang qua 1.5 thốn, huyệt có vị trí nằm ngang huyệt Tích Trung.
Huyệt điều trị
Ẩn bạch 隱白:
- Đặc tính:
+ Huyệt Tỉnh, thuộc hành Mộc.
+ Một trong Thập tam quỷ huyệt (Quỷ lũy).
- Vị trí: Ở góc trong móng ngón chân cái, cách chân móng 1mm.
- Tác dụng: Điều huyết, thống huyết, ích Tỳ, thanh Tâm, định thần khí, ôn dương hồi nghịch. Trị bụng trướng, mất ngủ, mộng mị, động kinh, điên cuồng, kinh nguyệt rối loạn, ngất [dùng cứu].
- Châm cứu: Châm xiên, sâu 0,1 - 0,2 thốn hoặc châm nặn ra máu. Cứu 3 - 7 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Đại đô 大都
- Đặc tính:
+ Huyệt Vinh, thuộc hành Hỏa.
+ Huyệt Bổ của kinh Tỳ.
- Vị trí: Ở chỗ lõm nơi khớp đầu xương ngón chân cái, gân xương gan bàn chân, trên đường tiếp giáp lằn da gan bàn chân, mu chân của bờ trong bàn chân.
- Tác dụng: Thông phủ khí, đạo trệ, hóa thấp. Trị bàn chân sưng đau, bụng trướng, dạ dầy đau, sốt cao.
- Châm cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Thái Bạch 太白
- Đặc tính: Huyệt Du, huyệt Nguyên, thuộc hành Thổ.
- Vị trí: Ở chỗ lõm phía sau dưới đầu xương bàn chân thứ 1, nằm trên đường tiếp giáp lằn da gan chân - mu chân ở bờ trong bàn chân.
- Tác dụng: Ích Tỳ thổ, hòa trung tiêu, điều khí cơ. Trị khớp chân ngón cái sưng đau, dạ dày đau, bụng trướng, táo bón, nôn mửa, tiêu chảy, phù thũng.
- Châm cứu: Châm thẳng sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Công tôn 公孫
- Đặc tính: Huyệt Lạc, huyệt giao hội của mạch Xung (bát mạch giao hội).
- Vị trí: Ở chỗ lõm, nơi tiếp nối của thân và đầu sau xương bàn chân 1. Trên đường tiếp giáp da gan chân - mu chân, ở bờ trong bàn chân. Từ đỉnh cao nhất của xương mu bàn chân kéo xuống ngay dưới lõm xương.
- Tác dụng: Ích Tỳ Vị, lý khí cơ, hòa mạch Xung, điều huyết hải. Trị gan bàn chân nóng hoặc đau, dạ dày đau do rối loạn thần kinh, ruột viêm.
Huyệt đặc biệt để châm trong những bệnh của Vị: nôn mửa liên tục và bụng đau (Thường dụng du huyệt lâm sang phát huy).
Ngất xỉu: dùng ngón tay cái đấm mạnh vào huyệt Công tôn (Bí thuật hồi sinh của Nhật Bản).
- Châm cứu: Châm thẳng, hướng tới huyệt Dũng tuyền, sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu - 5 - 10 phút.
Thương khâu 商丘
- Đặc tính: Huyệt Kinh của kinh Tỳ, thuộc hành Kim, huyệt Tả.
- Vị trí: Ở chỗ lõm phía dưới - trước mắt cá chân trong, bờ trên gân cơ cẳng chân sau, sát khe khớp gót - sên - thuyền.
- Tác dụng: Kiện Tỳ Vị, tiêu thấp trệ. Trị cước khí, chân đau, dạ dày viêm, ruột viêm, tiêu hóa kém.
- Châm cứu: Châm thẳng sâu 0,3 - 0,5 thốn hoặc châm xiên tới huyệt Giải khê, sâu 1 - 1,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Tam âm giao 三陰交
- Đặc tính:
+ Huyệt giao hội của 3 kinh chính Can - Thận - Tỳ.
+ Một trong ‘Lục tổng huyệt’ chủ trị vùng bụng dưới.
+ Một trong nhóm ‘Hồi dương cửu châm’, có tác dụng nâng cao và phục hồi Dương khí.
+ Nơi Âm khí hội tụ, do đó, không được châm khi phụ nữ có thai.
- Vị trí: Ở sát bờ sau - trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 thốn.
- Tác dụng: Bổ Âm, kiện Tỳ, thông khí trệ, hóa thấp, khu phong, điều huyết, sơ Can, ích Thận. Trị cẳng chân và gót chân sưng đau, thần kinh suy nhược, liệt nửa người, tiểu bí, tiểu vặt, tinh hoàn viêm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt rối loạn, bụng trướng, da viêm do thần kinh, mề đay phong ngứa.
- Châm cứu: Châm thẳng 1- 1,5 thốn. Cứu 5 - 7 tráng, Ôn cứu 10 - 20 phút.
+ Có thể châm xuyên sang huyệt Tuyệt cốt.
+ Trị bệnh ở chân: hướng mũi kim ra phía sau.
+ Trị bệnh toàn thân: hướng mũi kim lên phía trên.
Địa cơ 地机
- Đặc tính: Huyệt Khích.
- Vị trí: Ở sát bờ sau trong xương chày, dưới đường khớp ngang đầu gối 5 thốn, dưới huyệt Âm lăng tuyền 3 thốn.
- Tác dụng:
+ Hòa Tỳ, lý huyết, điều bào cung. Trị kinh nguyệt rối loạn, thống kinh, lưng đau, tiểu khó, viêm đại trường cấp, phù thũng.
+ Tiêu chảy, trong bụng đau, dùng Địa cơ làm chủ (Giáp ất kinh).
- Châm cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Âm lăng tuyền 陰陵泉
- Đặc tính: Huyệt Hợp, thuộc hành Thủy.
- Vị trí: Ở chỗ lõm làm thành bởi bờ sau trong đầu trên xương chày với đường ngang qua nơi lồi cao nhất của của cơ cẳng chân trước xương chày, ở mặt trong đầu gối. Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.
- Tác dụng:
+ Điều vận trung tiêu, hóa thấp trệ, điều hòa bàng quang.
+ Trị khớp gối viêm, kinh nguyệt không đều, ruột viêm, di tinh, cổ trướng, tiểu không thông, đái dầm.
- Châm cứu: Châm thẳng (theo mé bờ sau xương ống chân), sâu 1 - 2 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 -10 phút.
Huyết hải 血海
- Vị trí:
+ Mặt trước trong đùi, từ xương bánh chè đầu gối đo lên 2 thốn, huyệt nằm trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong, ấn vào có cảm giác ê tức.
+ Hoặc ngồi đối diện với bệnh nhân, bàn tay phải của thầy thuốc, đặt trên xương bánh chè bên trái của bệnh nhân, 4 ngón tay áp tại đầu gối, ngón cái ở phía trên đùi, chỗ đầu ngón cái là huyệt.
- Tác dụng: Điều huyết, thanh huyết, tuyên thông hạ tiêu. Trị kinh nguyệt không đều, tử cung xuất huyết, phong ngứa, da viêm.
- Châm cứu: Châm thẳng, sâu 1 - 2 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Can viêm điểm 肝炎點
- Xuất xứ: Châm cứu học Thượng Hải.
- Đặc tính: Huyệt mới.
- Vị trí: Đỉnh mắt cá chân trong lên 2 thốn (dưới huyệt Tam âm giao 1 thốn).
- Chủ trị: Trị viêm gan, đái dầm, thống kinh.
- Châm cứu: Châm thẳng, sâu 1 - 1,5 thốn.
An miên 4 安眠4
- Xuất xứ: Thường dụng tân y liệu pháp thủ sách.
- Đặc tính: Huyệt mới.
- Vị trí: Đỉnh mắt cá chân trong lên 4,5 thốn (tức từ huyệt Tam âm giao [Ty 6] đo lên 1,5 thốn).
- Chủ trị: Trị mất ngủ, phiền muộn.
- Châm cứu: Châm thẳng, sâu 1,5 - 2 thốn.
🔷 BẢNG HUYỆT NGŨ DU – KINH TỲ
Dưới đây là bảng dữ liệu đầy đủ và súc tích về các huyệt Ngũ Du của đường Kinh Tỳ, bao gồm tên huyệt, loại huyệt, vị trí, và tác dụng theo Y học cổ truyền:
Tên Huyệt |
Vị Trí |
Tác Dụng |
Ẩn Bạch (SP1) Tỉnh (Mộc) |
Ở góc trong móng ngón chân cái, cách chân móng 1mm. |
Tác dụng điều
hòa khí huyết, giải quyết các vấn đề về tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn và cải
thiện chức năng của tỳ. Giảm các triệu chứng như đầy hơi, chán ăn. |
Đại Đô (SP2) Huỳnh (Hỏa) |
Ở chỗ lõm nơi khớp đầu xương ngón chân cái, gân xương gan bàn chân, trên đường tiếp giáp lằn da gan bàn chân, mu chân của bờ trong bàn chân. |
Giúp điều hòa
khí huyết, tăng cường chức năng tỳ, đặc biệt là trong việc tiêu hóa và chuyển
hóa thức ăn. Điều trị các triệu chứng tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy. |
Thái Bạch SP3 Du (Thổ) |
Ở chỗ lõm phía sau dưới đầu xương bàn chân thứ 1, nằm trên đường tiếp giáp lằn da gan chân - mu chân ở bờ trong bàn chân. |
Giúp tăng cường
sức khỏe tỳ, bổ sung khí huyết, điều hòa tiêu hóa. Điều trị các chứng bệnh
như đầy hơi, mệt mỏi, khó tiêu, đau bụng. |
Công Tôn SP4 Kinh (Kim) |
Ở chỗ lõm, nơi tiếp nối của thân và đầu sau xương bàn chân 1. Trên đường tiếp giáp da gan chân - mu chân, ở bờ trong bàn chân. Từ đỉnh cao nhất của xương mu bàn chân kéo xuống ngay dưới lõm xương. |
Giúp giảm đau
và cải thiện sự chuyển hóa của khí huyết. Hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên
quan đến tiêu hóa, giảm đau bụng, giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. |
Âm Lăng Tuyền SP5 Hợp (Thủy) |
Ở chỗ lõm làm thành bởi bờ sau trong đầu trên xương chày với đường ngang qua nơi lồi cao nhất của của cơ cẳng chân trước xương chày, ở mặt trong đầu gối. Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt. |
Điều trị các
bệnh lý về tiêu hóa, bổ sung khí huyết, giảm các triệu chứng như đầy hơi,
chán ăn, tắc nghẽn đường tiêu hóa. Đồng thời hỗ trợ chức năng thận và lợi tiểu. |
Trích dẫn tiêu biểu trong "Hoàng Đế Nội Kinh" (gồm Tố Vấn và Linh Khu), nói về Kinh Tỳ và tạng Tỳ
Trong "Hoàng Đế Nội Kinh" (Huang Di Nei Jing), một tác phẩm cổ điển của Y học Cổ truyền Trung Quốc, có nhiều phần đề cập đến Kinh Tỳ và Tạng Tỳ. Dưới đây là một số trích dẫn tiêu biểu từ hai phần quan trọng của tác phẩm này: Tố Vấn (Su Wen) và Linh Khu (Ling Shu).
1.Trích dẫn từ Tố Vấn (Su Wen):
Về Tạng Tỳ (Tỳ vị) và chức năng tiêu hóa:
"Tỳ chủ vận hóa, khai thông khí huyết. Nếu Tỳ khí bị hư tổn, thì không thể hóa sinh được khí huyết, dẫn đến việc không tiêu hóa được thức ăn."
"Tỳ là gốc của sự sinh trưởng và chuyển hóa, nếu Tỳ yếu, cơ thể sẽ không thể hấp thu dưỡng chất và khí huyết sẽ không đủ."
Về mối quan hệ giữa Tỳ và các cơ quan khác:
"Tỳ chủ về vận hóa, nạp khí, giúp khí huyết phân bố và điều hòa trong cơ thể. Tỳ có mối liên hệ mật thiết với dạ dày và lá lách. Nếu Tỳ yếu, sẽ không thể điều hòa được các dịch cơ thể, khiến cho khí huyết rối loạn."
"Tỳ là cơ quan chủ đạo trong quá trình tiêu hóa, nếu Tỳ không làm tốt chức năng này, thì khí huyết sẽ không đủ để nuôi dưỡng các tạng phủ khác."
2.Trích dẫn từ Linh Khu (Ling Shu):
Về sự tuần hoàn của khí huyết và vai trò của Tỳ:
"Khí huyết từ Tỳ mà sinh ra, nếu Tỳ yếu, khí huyết không thể tuần hoàn, cơ thể sẽ suy nhược."
"Tỳ giống như một nhà máy chuyển hóa trong cơ thể, nếu Tỳ làm việc hiệu quả, cơ thể sẽ nhận được nguồn năng lượng dồi dào từ thức ăn. Nhưng nếu Tỳ suy yếu, tất cả các cơ quan khác sẽ bị ảnh hưởng."
Về sự điều hòa của Kinh Tỳ:
"Kinh Tỳ điều hòa khí huyết, nếu Kinh Tỳ thông suốt, khí huyết sẽ được phân bố đều đặn trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh. Khi Kinh Tỳ tắc nghẽn, khí huyết sẽ bị rối loạn, gây ra các bệnh lý về tiêu hóa và sức khỏe."
Tổng kết:
Trong "Hoàng Đế Nội Kinh", Tỳ được coi là một tạng cực kỳ quan trọng trong việc vận chuyển và chuyển hóa thức ăn thành khí huyết nuôi dưỡng cơ thể. Tỳ không chỉ có chức năng tiêu hóa, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì sự cân bằng của khí huyết và sự sinh trưởng của cơ thể. Khi Tỳ suy yếu hoặc bị tổn thương, cơ thể sẽ dễ dàng mắc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, khí huyết, và sức khỏe tổng thể.
Thực hiện bài viết: hovietcan.com
Tài liệu tham khảo: Hoàng đế nội kinh (Tố vấn, Linh khu), Atlas of Acupuncture (Bách khoa châm cứu), bài giảng thầy nguyễn duy tân, thực hành châm cứu luận trị, tài liệu trên internet.
0 Nhận xét